Hiện nay, quân nhân nằm trong đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Dưới đây là chế độ bảo hiểm xã hội trong quân đội (dành cho quân nhân), mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Quân nhân có thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2
– Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có tham gia ký kết
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
– Đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người thực hiện các công tác cơ yếu có hưởng lương tương tự như quân nhân.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân.
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Do vậy, theo quy định trên thì quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân sẽ nằm trong đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội của quân nhân quân đội như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Nghị định 33/2016/NĐ-CP được hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư 37/2017/TT-BQP, mức đóng bảo hiểm xã hội của quân nhân cụ thể như sau:
Trường hợp 01: Nhóm đối tượng bao gồm:
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân.
+ Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân
+ Đối tượng quân nhân đang trong thời gian đi học, thực tập hay công tác, nghiên cứu, đi Điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.
Khi đó, mức đóng chia như sau:
– Người lao động đóng hàng tháng: 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Bên cạnh đó, người sử dụng lao động sẽ đóng mức đóng cho những đối tượng trên như sau:
+ Quỹ ốm đau và thai sản: mức đóng 3%.
+ Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: mức đóng 1%.
+ Quỹ hưu trí và tử tuất: mức đóng 14%.
Lưu ý:
Những đối tượng trên trong tháng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội nếu như trong tháng đó, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Và khoảng thời gian này sẽ không được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, ngoại trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp 02: Nhóm đối tượng bao gồm:
– Đối tượng thuộc diện hưởng phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí gồm:
+ Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân.
+ Học viên cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
+ Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên công an nhân dân đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
– Đối tượng bao gồm như trên đang trong thời gian đi học tập, công tác hay thực tập, nghiên cứu, đi điều dưỡng ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc phụ cấp quân hàm hoặc sinh hoạt phí ở trong nước và tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Khi đó, mức đóng sẽ do người sử dụng lao động đóng:
– Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: đóng 1%.
– Quỹ hưu trí và tử tuất: mức đóng 22%.
3. Các chế độ bảo hiểm xã hội trong quân đội (dành cho quân nhân):
Theo quy định tại Khoản 2 thì đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân sẽ được hưởng tất cả 5 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
3.1. Chế độ hưu trí:
Thứ nhất, điều kiện hưởng:
Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng lương hưu khi đáp ứng:
– Có đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, độ tuổi nghỉ hưu thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc ở điều kiện bình thường.
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên + Bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên + Có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021.
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên + Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên + Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên + Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Trường hợp này quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu không xem xét yếu tố về tuổi.
– Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất thì được về hưu:
+ Với đối tượng là cấp uý quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi.
+ Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.
+ Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi
– Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm; nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng được về hưu không xem xét điều kiện về tuổi.
Thứ hai, mức hưởng lương hưu:
Lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3.2. Chế độ ốm đau:
Thứ nhất, điều kiện hưởng:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3
– Bị ốm đau, tai nạn không nằm trong diện tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Thứ hai, mức hưởng:
Mức hưởng chế độ ốm đau = (Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc/24) x 100% x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau.
3.3. Chế độ tử tuất:
* Trợ cấp mai táng:
– Điều kiện hưởng:
+ Đang tham gia đóng bảo hiểm xã hội hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã đóng từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có tổng thời gian và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên.
+ Người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mất trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Người đang hưởng lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và nghỉ việc.
– Mức hưởng = 10 lần mức lương cơ sở của tháng người lao động mất.
* Trợ cấp tuất hàng tháng:
– Điều kiện hưởng:
+ Người lao động đã đóng đủ 15 năm trở lên mà chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần.
+ Người lao động trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên, đang hưởng lương hưu.
+ Người lao động mất do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mất trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
+ Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng.
+ Người lao động chưa đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thân nhân có nhu cầu hưởng trợ cấp tuất hàng tháng, thì những tháng còn lại đóng một lần vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Mức hưởng trợ cấp:
+ Mỗi thân nhân của quân nhân = 50% mức lương cơ sở.
+ Nếu không có thân nhân trực tiếp nuôi dưỡng, mức hưởng = 70% mức lương cơ sở.
3.4. Chế độ thai sản:
Với nam quân nhân khi vợ sinh con nằm trong trường hợp được hưởng chế độ thai sản.
Theo đó, thời gian được hưởng khi vợ sinh con như sau:
– 05 ngày làm việc.
– Khi vợ sinh con theo hình thức phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi: 07 ngày làm việc.
– Khi vợ sinh đôi: được nghỉ 10 ngày làm việc.
Nếu như sinh ba trở lên: mỗi con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
– Khi vợ sinh đôi trở lên, phải phẫu thuật: thời gian nghỉ là 14 ngày làm việc.
Mức hưởng thai sản:
Mức hưởng = Mức lương bình quân đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng thai sản/24 x số ngày được nghỉ.
Trợ cấp một lần:
– Điều kiện hưởng: chỉ có cha tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp một lần = 2 x mức lương cơ sở.
3.5. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:
– Bị tai nạn nếu như thuộc các trường hợp sau:
+ Địa điểm nơi làm việc và trong giờ làm việc.
+ Khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca;…
+ Ngoài nơi làm việc hoặc giờ làm việc nếu như có yêu cầu đi làm theo phân công.
+ Trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc ngược lại.
– Suy giảm khả năng lao động từ 5%.
Mức hưởng:
– Trợ cấp 1 lần:
+ Suy giảm khả năng lao động từ 5%: 5 lần mức lương cơ sở.
+ Cứ suy giảm thêm 1% thì hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.
– Trợ cấp hàng tháng: suy giảm từ 31% trở lên.
Mức hưởng trợ cấp hàng tháng = 30% mức lương cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
Thông tư 37/2017/TT-BQP hướng dẫn quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Bộ Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành.