Quy định của pháp luật về Hợp đồng ủy quyền? Chấm dứt hợp đồng ủy quyền khi nào? Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền? Hợp đồng ủy quyền vô hiệu khi nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Anh trai tôi ủy quyền vô thời hạn cho tôi sử dụng và trông nom ngôi nhà của bố mẹ tôi để lại do anh trai tôi cùng gia đình đã đi làm ăn xa và sống ở nơi khác. Tôi đã sử dụng đến nay là 10 năm rồi nhưng vài tháng trước anh trai tôi đột ngột qua đời. Nay vợ anh trai tôi không muốn cho tôi sử dụng nữa có được không?
Hiện nay loại
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật Dân sự miễn phí trên toàn quốc: 1900.6568
1. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền khi nào?
Căn cứ Điều 562
Theo quy định tại Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 589. Chấm dứt hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng ủy quyền hết hạn
2. Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
3. Bên ủy quyền, bên được ủy quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 588 của Bộ luật này;
4. Bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, bị ủy án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết”.
Trong trường hợp của bạn thì có thể thấy rằng sau khi anh trai bạn mất thì quan hệ ủy quyền giữa bạn và anh trai bạn đương nhiên chấm dứt theo quy định tại Khoản 4 Điều 589 Bộ luật dân sự 2015. Vì hợp đồng ủy quyền do các bên trực tiếp thực hiện, do vậy nếu một bên chết thì phải chấm dứt hợp đồng
Khi anh trai bạn chết, tài sản sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự, tùy thuộc anh trai bạn có để lại di chúc hay không, nếu có thì thực hiện theo di chúc, còn không tài sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này bạn cần thỏa thuận với những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh trai bạn về việc họ sẽ sử dụng và thực hiện nghĩa vụ trông nom thờ cúng sau khi bạn chấm dứt quan hệ ủy quyền hoặc tiếp tục ủy quyền cho bạn.
2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền:
Tại Điều 569. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền quy định:
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Như vậy việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định tại bộ luật dân sự 2015. trong các Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý và các quy định khác của pháp luật tức là việc Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền đó là quyền của cả hai bên nếu có lí do chính đáng và thực hiện đầy đủ các quy định khác về chấm dứt hợp đồng
3. Hợp đồng ủy quyền vô hiệu khi nào?
Tại Điều 407. Hợp đồng vô hiệu Luật dân sự 2015 quy định:
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Hợp đồng vô hiệu chính là làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với các bên giao kết hợp đồng. Lưu ý về Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính trừ các trường hợp khác được quy định nên các bên giao kết hợp đồng cần lưu ý để bảo vệ quyền và lợi ích cũng như để thực hiện các nghĩa vụ liên quan của các bên
4. Quy định của pháp luật về Hợp đồng ủy quyền:
Căn cứ dựa trên quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định một số nội dung về hợp đồng như sau:
Hợp đồng ủy quyền:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên và theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền và các bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định
Thời hạn ủy quyền:
Thời hạn ủy quyền là do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định và nếu như không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm là kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Ủy quyền lại:
– Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp như sau: Có sự đồng ý của bên ủy quyền và Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
– Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu đã thống nhất
– Về Hình thức hợp đồng ủy quyền lại: đó là phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu
Nghĩa vụ của bên được ủy quyền:
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc trên
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn và phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền theo hợp đồng
– Bảo quản và giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo quy định
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định của pháp luật
Quyền của bên được ủy quyền:
Quyền được uy quyền đó chính là Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền và Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Nghĩa vụ của bên ủy quyền:
Nghĩa vụ đó là việc Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc và Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền Ngoài ra cong phải Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền và nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
Quyền của bên ủy quyền:
– Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
– Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Được bồi thường thiệt hại và nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.