Chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại? Quy định về chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại? Nghĩa vụ của bên đại diện trong hợp đồng đại diện được quy định như thế nào?
Hợp đồng đại diện của thương nhân chính là sự thỏa thuận của hai bên về việc đại diện nhận ủy nhiệm để tiến hành các công việc theo thỏa thuận về các hoạt động thương mại dựa trên danh nghĩa của bên giao đại diện. Vậy khi muốn chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại được thực hiện như thế nào và pháp luật quy định về vấn đề này ra sao? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về thời hạn hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại:
Trong thương mại chắc hản từ khóa về hợp đồng đại diện cho thương nhân đã rất quen thuộc, đây chính là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên đại diện nhận ủy nhiệm của bên giao đại diện để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện và được hưởng thù lao về việc làm đại diện. Can cứ theo quy định tại Điều 144
“1. Thời hạn đại diện do các bên thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
3. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.
4. Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.”.
Theo quy định trên thì hợp đồng đại diện thương nhân có thể chấm dứt theo hai trường hợp:
– Thứ nhất, hợp đồng chấm dứt do hết thời hạn thỏa thuận, khi đó các bên phải hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng.
– Thứ hai, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn. Khi đó, hợp đồng sẽ chấm dứt khi một trong hai bên thông báo cho bênkia biết về việc chấm dứt hợp đồng.
Như vậy, căn cứ trên những điều chúng tôi nói như trên ta thấy khi có mẫu hợp đồng đại diện thương mại, hai bên cần lưu ý về thời hạn đại diện để tránh các rủi ro pháp lý có thể xảy ra. Trên thực tế cũng có rất nhiều các trường hợp về phía bên nhận đại diện đơn phương thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân thì thù lao đại diện do các bên trong học đồng đại diện thỏa thuận với nhau về hoạt động này. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho chính mình trọng các trường hợp không có thỏa thuận thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.
2. Quy định về chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại:
Hợp đồng đại diện cho thương nhân chấm dứt khi:
+ Thời hạn đại diện cho thương nhân chấm dứt;
+ Công việc đại diện cho thương nhân đã hoàn thành;
+ Một trong hai bên tham gia hợp đồng chết, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi, mất tư cách thương nhân (theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015).
Nếu trong
Theo Khoản 3 Điều 144 Luật thương mại 2005 thì ” Trong trường hợp bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện, bên đại diện có quyền yêu cầu được hưởng thù lao do việc bên đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà dáng lẽ mình được hưởng”.
Theo đó ta thấy trong trừng hợp này pháp luật quy định người đại diện vẫn có quyền hưởng thù lao đối với những hợp đồng được giao kết giữa bên giao đại diện với bên thứ ba trước và cả sau khi hợp đồng đại diện chấm dứt nếu những hợp đồng đó được giao kết là kết quả của những giao dịch do bên đại diện đem lại. Trong trường hợp bên đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện thì bên đại diện mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thoả thuận khác.
Luật thương mại năm 2005 không quy định nguyên tắc xác định khoản thù lao mà bên đại diện được hưởng nếu bên giao đại diện đơn phương chấm dứt hợp đồng (trong trường hợp hợp đồng không xác định thời hạn đại diện).
Căn cứ theo quy định tại Điều 588
3. Nghĩa vụ của bên đại diện trong hợp đồng đại diện được quy định như thế nào?
Đối với một hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên luôn là vấn đề rất được quan tâm mặc dù cả bên đại diện và bên giao đại diện đều có quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đại diện nhưng người ta thường quan tâm nhiều hơn đến nghĩa vụ của bên đại diện. Điều đó xuất phát từ bản chất của quan hệ đại diện, trong quan hệ này người phải thực hiện dịch vụ theo hợp đồng và theo quy định của pháp luật chủ yếu là bên đại diện. Căn cứ theo quy định tại Điều 145. Nghĩa vụ của bên đại diện Luật thương mại 2005 quy định:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
2. Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
3. Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
4. Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
5. Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
6. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Cụ thể từng nghĩa vụ như sau:
+ Nghĩa vụ thông báo được hiểu là khi giao kết hợp đóng thì phải có thông báo cụ thể mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết. Bên cạnh đó thì đối với những hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện đã thực hiện, bên giao đại diện phải thông báo ngay việc chấp nhận hoặc không chấp nhận và bên giao đại diện phải thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được hoặc không thực hiện được các hợp đồng trong phạm vi đại diện.
+ Như trên ta cũng đã thấy pháp luật quy định về nghĩa vụ cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện. Đây là nghĩa vụ mà bên giao đại diện phải thực hiện nhằm tạo điều kiện cho bên đại diện hoạt động nhưng cũng là để phục vụ cho lợi ích của chính họ.
+ Ngoài ra một nghĩa vụ rất đặc biệt đó là về việc trả thù lao và các chi phí hợp lí khác cho bên đại diện có thể nói đây chính là nghĩa vụ quan trọng của bên giao đại diện. Nói về thù lao chúng ta nên hiểu là đối với bên giao đại diện phải thanh toán các khoản chi phí khác nhau có thê là thanh toán những khoản thù lao theo hợp đồng đại diện đã thỏa thuận và những khoản thù lao phát sinh do bên đại diện phải thực hiện các nghĩa vụ ngoài những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đại diện.
Trên đây là các thông tin pháp lý chúng tôi cung cấp về nội dung ” Chấm dứt hợp đồng đại diện thương mại theo Luật thương mại” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc.