Pháp luật và nhà cung cấp điện luôn luôn yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền điện đúng và đủ. Vậy thì, bên điện lực có quyền cắt điện khi người mua không thanh toán tiền điện hay không?
Mục lục bài viết
1. Điện lực có quyền cắt điện khi không thanh toán tiền điện?
Điện năng là một loại hàng hóa đặc biệt, mang trong mình những tính chất đặc thù của một ngành luật độc lập. Đây là mặt hàng kinh doanh có điều kiện vì thế, nó được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, việc mua bán và sử dụng điện năng không thể áp dụng tùy tiện mà cần phải tuân thủ theo quy định nhất định và có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, nhưng không có nghĩa điện năng được duy trì cơ chế độc quyền. Trong quá trình mua bán điện, người mua cần phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo quy định của pháp luật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BCT năm 2020 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương ban hành, bên điện lực được quyền ngừng cung cấp điện (hay còn gọi là có quyền cắt điện) trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, bên điện lực có quyền ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đến người mua khi thuộc một trong các trường hợp quy định cụ thể tại Điều 27 của Luật điện lực năm 2022, cụ thể như sau:
– Điện lực có quyền ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp không khẩn cấp. Khi đó thì, bên điện lực phải
– Bên điện lực có quyền ngừng cung cấp điện hoặc giảm mức cung cấp điện trong trường hợp khẩn cấp. Do có sự cố hoặc xuất hiện sự kiện bất khả kháng nằm ngoài ý chí chủ quan của con người mà bên điện lực không kiểm soát được gây ra nguy cơ làm mất an toàn nghiêm trọng cho con người, trang thiết bị hoặc do thiếu nguồn điện đe dọa đến an toàn của hệ thống điện, thì bên điện lực và các đơn vị phát điện, các đơn vị truyền tải điện hoặc phân phối điện đường phép ngừng cung cấp điện đối với bên mua điện để tiến hành hoạt động xử lý sự cố, trong khoảng thời gian 24 giờ thì bên điện lực phải thông báo cho người mua biết về nguyên nhân cắt điện, đồng thời phải thông báo về dự kiến thời gian cấp điện trở lại.
Thứ hai, bên điện lực có quyền ngừng cung cấp điện khi người mua điện có hành vi vi phạm sau đây:
– Phá hoại các trang thiết bị điện, có hành vi phá hoại thiết bị đo đếm điện và phá hoại các công trình điện lực;
– Có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn trong quá trình truyền tải điện, phân phối điện và sử dụng điện;
– Cản trở hoạt động kiểm tra điện lực và sử dụng điện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trộm cắp điện trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng điện để bẫy và bắt động vật, sử dụng điện để làm phương tiện bảo vệ;
– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn của đường dây và trạm điện.
Vì thế, trong quá trình người dân không thanh toán tiền điện, bên điện lực hoàn toàn có quyền cắt điện bao nhiêu phân tích ở trên. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 2 của Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, đối với hành vi thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng và giảm cung cấp điện năng, không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo quy định về trình tự và giảm mức cung cấp điện do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ công thương ban hành thì sẽ bị phạt như sau:
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với đơn vị bán lẻ điện;
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với đơn vị phân phối điện.
Ngoài ra, các đơn vị điện lực cắt điện sai quy định của pháp luật còn có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của
2. Chậm thanh toán tiền điện có phải đóng lãi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật điện lực năm 2022 có quy định về vấn đề thanh toán tiền điện, cụ thể như sau:
– Bên mua điện phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán đủ và đúng thời hạn tiền hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thanh toán đầy đủ số tiền được ghi trong hóa đơn cho bên điện lực theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trên thực tế, tiền điện được thanh toán tại trụ sở hoặc tại nơi ở của bên mua điện, có thể được thanh toán tại địa điểm thuận lợi do bên mua và bên điện được thỏa thuận trong
– Bên mua điện chậm trả tiền điện trên thực tế thì phải có nghĩa vụ trả thêm tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên điện lực;
– Bên điện lực thu thừa tiền điện của người mua điện thì phải tiến hành hoạt động hoàn trả cho bên mua điện, bao gồm cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa;
– Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa trong quá trình đóng tiền điện phải do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên mức lãi suất sẽ không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản được ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
Theo đó có thể nói, nếu như đến hạn thanh toán mà bên mua điện vẫn không đóng tiền điện theo quy định của pháp luật và theo thông báo của bên điện lực, thì khi thanh toán sau, bên mua điện sẽ phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên điện lực. Mức lãi suất của số tiền chậm trả này sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, tuy nhiên sẽ không được vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên điện lực có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán.
3. Nghĩa vụ thanh toán tiền điện của người mua:
Nghĩa vụ thanh toán tiền điện của người mua hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 23 của Luật điện lực năm 2022, cụ thể thì người mua sẽ phải có nghĩa vụ như sau:
– Bên mua điện phải thanh toán đủ tiền điện theo thông báo của bên điện lực, và thanh toán đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện theo biểu giá điện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Bên mua điện nếu như thuộc trường hợp chậm trả tiền điện, thì phải trả cả tiền lãi của khoản tiền chậm trả cho bên bán điện;
– Trong trường hợp bên bán điện thu thừa tiền điện, thì bên điện lực phải hoàn trả cho bên mua điện, kể cả tiền lãi của khoản tiền thu thừa;
– Lãi suất của số tiền chậm trả hoặc thu thừa do các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay cao nhất của ngân hàng mà bên bán điện có tài khoản ghi trong hợp đồng tại thời điểm thanh toán;
– Bên mua điện có quyền yêu cầu bên bán điện xem xét lại số tiền điện phải thanh toán, khi nhận được yêu cầu của bên mua điện, bên bán điện có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày;
– Trường hợp không đồng ý với cách giải quyết của bên bán điện, bên mua điện có thể đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tổ chức việc hòa giải;
– Trong trường hợp không đề nghị hoà giải hoặc hoà giải không thành, bên mua điện có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Việc cấp điện trở lại chỉ tiến hành sau khi khách hàng đã thanh toán đầy đủ tiền điện, tiền lãi do chậm trả và chi phí ngừng và cấp điện trở lại.
Trong thời gian chờ giải quyết, bên mua điện vẫn phải thanh toán tiền điện và bên bán điện không được ngừng cấp điện. Như vậy, việc thanh toán đủ và đúng thời hạn số tiền điện ghi trong hóa đơn cho bên bán điện là việc mà bên mua phải làm. Trong trường hợp bên mua chậm thanh toán thì sẽ phải trả cả khoản tiền chậm trả của bên bán điện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Điện lực năm 2022;
– Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BCT năm 2020 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật điện lực và Luật điện lực sửa đổi do Bộ Công Thương ban hành;
– Nghị định số 17/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và vảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.