Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự là một hoạt động trong tố tụng dân sự. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác.
Mục lục bài viết
- 1 1. Văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là gì?
- 2 2. Cấp văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự:
- 3 3. Tống đạt văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự:
- 4 4. Thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự:
- 5 5. Ý nghĩa của hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự:
- 6 6. Chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
1. Văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là gì?
Văn bản tố tụng dân sự là văn bản do cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự ban hành theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, mang tính chất cá biệt đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của họ phải thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Theo quy định tại Điều 171
2. Cấp văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự:
Theo Từ điển tiếng Việt, “cấp” được hiểu là giao cho hưởng, giao cho toàn quyền sử dụng. Văn bản tố tụng dân sự được ban hành bởi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan THADS, người có thẩm quyền của cơ quan THADS nên về nguyên tắc việc cấp văn bản tố tụng dân sự trước tiên do các cá nhân, cơ quan này trực tiếp thực hiện. Ngoài ra, theo quy định của pháp luật các cơ quan này có thể giao cho các cá nhân, cơ quan khác thực hiện việc cấp văn bản tố tụng dân sự.
Trên cơ sở định nghĩa từ ” cấp ” và mục đích của việc cấp văn bản tố tụng dân sự, có thể hiểu: Cấp văn bản tố tụng dân sự là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS giao văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác và các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan để họ nhận, sử dụng văn bản và thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Các văn bản phải thực hiện theo hình thức cấp là các bản án, quyết định của
3. Tống đạt văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự:
Tống đạt có thể hiểu là việc cơ quan tiến hành tố tụng chuyển, giao văn bản tố tụng dân sự cho đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Hoạt động tống đạt văn bản tố tụng dân sự trước tiên cũng do cơ quan ban hành văn bản trực tiếp thực hiện. Các cơ quan này cũng có thể giao cho các cá nhân, cơ quan khác thay mình thực hiện việc tống đạt văn bản tố tụng dân sự theo quy định pháp luật.
Tống đạt văn bản tố tụng dân sự là hoạt động mang tính bắt buộc đối với cả cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự và người nhận văn bản tố tụng. Cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự có nghĩa vụ phải giao được văn bản tố tụng dân sự cho người cần tống đạt văn bản tố tụng dân sự cho dù người nhận có đồng ý nhận hay không đồng ý nhận. Yếu tố bắt buộc đối với cơ quan ban hành văn bản trong hoạt động tống đạt văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo quyền cho người nhận văn bản. Do đó, cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự phải thực hiện được đầy đủ các biện pháp tống đạt cần thiết mà pháp luật quy định để từ đó có căn cứ khẳng định là người được tống đạt đã nhận được văn bản tố tụng dân sự. Đối với người được tống đạt thì “buộc” phải nhận văn bản tố tụng dân sự để thực hiện các nội dung trong văn văn bản.
Tóm lại thì tống đạt văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự là việc cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện đầy đủ các biện pháp mà pháp luật quy định nhằm chuyển giao và buộc đương sự, người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải nhận văn bản tố tụng để họ thực hiện nghĩa vụ của mình.
Các văn bản được tố tụng thường là các văn bản có nội dung buộc các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có mặt tại cơ quan tiến hành tố tụng; cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng hoặc quyền và nghĩa vụ về thi hành án của họ; các văn bản này bao gồm: giấy báo, giấy triệu tập đương sự, người làm chứng, quyết định đưa vụ án ra xét xử,…
4. Thông báo văn bản tố tụng trong tố tụng dân sự:
Theo từ điển tiếng Việt thì “thông báo” được hiểu là báo cho mọi người biết tình hình, tin tức. Chủ thể thực hiện việc thông báo là Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan THADS. Mục đích của thông báo văn bản tố tụng dân sự là để chủ thể nhận được biết văn bản tố tụng đó được ban hành với nội dung gì. Các văn bản tố tụng dân sự được thông báo là các văn bản tố tụng được ban hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự như: Thông báo thụ lý vụ án, thông báo về việc kháng cáo, thông báo từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án… vụ
Thông báo văn bản tố tụng dân sự có điểm giống với cấp và tống đạt văn bản tố tụng dân sự ở chỗ đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS nhằm truyền đạt thông tin cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc để họ biết được nội dung vụ việc và các quyền, nghĩa vụ của mình cần thực hiện. Nhưng thông báo và cấp văn bản tố tụng dân sự cũng có điểm khác nhau ở chỗ thông báo văn bản tố tụng dân sự là nhằm truyền tải nội dung của văn bản đó cho người nhận được biết. Còn đối với cấp văn bản tố tụng dân sự thì đối tượng cấp chính là các văn bản, tài liệu hiện hữu để người nhận sử dụng nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Thông báo và tống đạt văn bản tố tụng dân sự cũng có điểm khác nhau. Đối với tổng đạt văn bản tố tụng dân sự thì việc giao văn bản và nhận văn bản là yếu tố bắt buộc đối với cả người giao và người nhận văn bản. Còn đối với thông báo văn bản tố tụng dân sự thì đối tượng cần truyền đạt đến người được thông báo chính là nội dung thông tin ghi trong văn bản tố tụng dân sự. Việc thực hiện thông báo có thể không mang tính bắt buộc đối với bên nhận thông báo, thực hiện hoặc không thực hiện thông báo là tùy vào họ quyết định.
Tổng kết lại, cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đều là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS chuyển giao văn bản tố tụng hoặc truyền đạt thông tin của văn bản đó đến các chủ thể liên quan để họ được biết nội dung văn bản, nhận và sử dụng văn bản, từ đó để họ có cơ sở thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Tùy từng trường hợp mà cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan THADS lựa chọn hình thức cấp, tống đạt hay thông báo cho phù hợp.
5. Ý nghĩa của hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự:
Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Đối với đương sự cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc, hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự giúp họ nhận được hoặc biết được nội dung của văn bản tố tụng dân sự. Qua đó, đương sự, cá nhân, tổ chức có liên quan biết được các quyền, nghĩa vụ của mình, tạo điều kiện để họ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự.
Đối với cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án dân sự, thông qua hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự sẽ giúp các cơ quan này đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc giải quyết việc dân sự. Đối với việc giải quyết nội dung vụ án, hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự đóng vai trò liên kết các giai đoạn giải quyết vụ án từ giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, xác minh thu thập chứng cứ đến xét xử sơ thẩm, kháng kháng, kháng nghị phúc thẩm… Tuy không đóng vai trò quyết định như các hoạt động khác nhưng việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện đầy đủ, đúng luật sẽ là tiền đề cho các hoạt động khác.
6. Chủ thể có nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Tại Điều 170 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định như sau:
“Điều 170. Nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Bộ luật này và pháp luật có liên quan.”
Từ quy định trên và trên thực tiễn thi hành, thì việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được thực hiện quan các chủ thể sau:
– Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng;
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu;
– Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định;
– Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính;
– Người có chức năng tống đạt, có thể là Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại;
– Những người khác mà pháp luật quy định.