Pháp luật quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ của hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Vậy cấp phó đơn vị sự nghiệp là công chức hay viên chức?
Mục lục bài viết
1. Cấp phó đơn vị sự nghiệp là công chức hay viên chức?
Khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức có quy định rõ công chức là công dân Việt Nam, người này được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm ở trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, trong các tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong những cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; ở trong những cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan hay hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Còn ở tại Điều 2
Đồng thời, tại điểm a khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất 1/VBHN-BNV 2024 hợp nhất các Nghị định tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có quy định rằng Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm về việc điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số các công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng cấp phó đơn vị sự nghiệp là viên chức.
2. Số lượng cấp phó của đơn vị sự nghiệp:
2.1. Tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp được quy định như sau:
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể những đơn vị thuộc và trực thuộc theo Đề án tự chủ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm được phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể những đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức những đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng những tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; xây dựng phương án sắp xếp lại những đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập mà do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn về cơ cấu tổ chức của đơn vị trình cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật;
– Việc thành lập các phòng, ban và các tổ chức cấu thành khác không phải là những đơn vị sự nghiệp công lập (sau đây sẽ gọi chung là phòng) thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập mà tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập mà do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên phải đáp ứng các tiêu chí sau: Công việc hoặc là lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo như yêu cầu của đối tượng quản lý; khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
2.2. Số lượng cấp phó của đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thì số lượng cấp phó của đơn vị sự nghiệp được quy định như sau:
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: số lượng cấp phó của những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không được quá 03 người trên một đơn vị; những đơn vị khác được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc là Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Số lượng cấp phó của những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không được quá 03 người trên một đơn vị; các đơn vị khác được bố trí không quá 03 người;
– Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập mà do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên:
+ Số lượng cấp phó của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ được bố trí bình quân không được quá 03 người trên một đơn vị.
+ Đơn vị quy định tại điểm a khoản 1 (trừ những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ), khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP mà có từ 20 người làm việc là viên chức trở xuống được bố trí không được quá 02 cấp phó; có trên 20 người làm việc là viên chức được bố trí không quá 03 cấp phó.
+ Đơn vị quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1, khoản 3, điểm b, c, d khoản 4 và khoản 5 Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP sẽ được bố trí không quá 02 cấp phó.
– Về khung số lượng cấp phó của người đứng đầu phòng mà thuộc đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: số lượng cấp phó được thực hiện theo Đề án thành lập (trong trường hợp thành lập mới) hoặc là Đề án tự chủ của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên được bố trí không được quá 02 Phó Trưởng phòng;
+ Đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp công lập mà do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Có từ 07 cho đến 09 người làm việc là viên chức được bố trí 01 Phó Trưởng phòng; có từ 10 người làm việc là viên chức trở lên sẽ được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng.
– Căn cứ khung số lượng cấp phó được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (trừ những đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ), Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan mà thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân và Chủ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cụ thể về số lượng cấp phó của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo các tiêu chí sau:
+ Vị trí pháp lý, chức năng, các nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Quy mô về số lượng những người làm việc và số đầu mối tổ chức trực thuộc của đơn sự nghiệp công lập;
+ Phạm vi hoạt động, tính chất và các đặc điểm về chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 25/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, công chức.
–
– Nghị định 120/2020/NĐ-CP thành lập, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
THAM KHẢO THÊM: