Như đã biết Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài, có tài nguyên biển vô cũng to lớn. Cũng chính vì thế mà nhu cầu mở các cá cá là vô cùng lớn và có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Vậy cảng cá được pháp luật của Việt Nam định nghĩa là gì?
Mục lục bài viết
1. Cảng cá là gì?
Cảng là công trình hàng hải bao gồm một hoặc nhiều cầu cảng hoặc khu vực xếp hàng, nơi tàu xếp dỡ hàng hóa và hành khách. Mặc dù thường nằm trên bờ biển hoặc cửa sông, các cảng cũng có thể được tìm thấy ở xa nội địa. Do đóng vai trò là cảng ra vào cho người nhập cư cũng như binh lính trong thời chiến, nhiều thành phố cảng đã trải qua những thay đổi đa sắc tộc và đa văn hóa trong suốt lịch sử của họ.
Trên cơ sở quy định tại Luật thủy sản năm 2017 giải thích: “Cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng cá và vùng nước cảng cá”.
Cảng cá là một bến cảng hoặc bến cảng để cập cảng và phân phối cá. Nó có thể là một cơ sở giải trí, nhưng nó thường là thương mại. Cảng cá là cảng duy nhất phụ thuộc vào các sản phẩm từ đại dương, và việc cạn kiệt nguồn cá có thể làm cho một cảng cá không kinh tế.
Hay cảng cá còn được biết đến là nơi ở ven hồ, ven biển, nơi tàu cá có thể vào trú ẩn, bảo dưỡng, bốc dỡ cá và phương tiện đánh bắt. Nó là bến cảng, bến cảng được sử dụng cho mục đích thủy sản, bao gồm cả việc cập bến của các loài thủy sản từ tàu thuyền hoặc một khu vực xác định trong thương cảng được sử dụng cho các mục đích đó cùng với đất đai, công trình và công trình liên quan;
2. Cảng cá có tên trong tiếng Anh là gì?
Cảng cá có tên trong tiếng Anh là: “Fishing port”.
3. Phân loại và quy định về đóng mở cảng cá?
3.1. Phân loại cảng cá:
Trên cơ sở quy định tại Điều 78 Luật thủy sản năm 2017, Cảng cá được phân loại thành ba loại khác nhau và mỗi loại thì sẽ đáp ứng các điều kiện khác nhau để đảm bảo được chất lượng, khả năng phục vụ bốc dỡ hàng của cảng cá. Đồng thời thì cũng để phân loại cảng cá trong quá trình hoạt động một cách tốt nhất. Do đó, cảng cá đucợ phân loại thành cảng cá loại I, cảng cá loại II, cảng cá loại III. Theo như quy định tại khoản 1 Điều này thì cảng cá loại I được quy định bao gồm các điều kiện sau:
Cảng cá loại I phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây:
“a) Vị trí là nơi thu hút tàu cá của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tàu nước ngoài vào bốc dỡ thủy sản và thực hiện các dịch vụ nghề cá khác; là đầu mối phân phối hàng thủy sản của khu vực;
b) Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa tối thiểu 90%;
c) Có diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 20 ha trở lên;
d) Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên ra vào cảng.
đ) Có diện tích vùng đất cảng từ 04 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 01 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
e) Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 25.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 3.000 tấn/năm trở lên.”
Như vậy, có thể thấy rằng, cảng cá loại I được xem là một trong những loại cảng cá có quy mô lớn nhất với diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 20 ha trở lên còn đối với các cảng loại II và loại III thì phần diện tích này chỉ là từ 0.5 ha đối với loại III và từ 10 ha trở lên đối với loại II. Đồng thời thì việc quy định về các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa ở loại I cũng được quy định rất khắt khe trong khi ở hai loại sau chỉ được quy định với tiêu chí đơn giản hơn rất nhiều. Với điều kiện và ưu điểm mà pháp luật quy định cho loại cảng cá loại I này thì đối với loại cảng cá này thì chứa được sự ra vào của các tàu cá với các kính thước lớn nhất từ 24 mét trở lên ra vào cảng.
Đồng thời với việc đáp ứng được sự ra vào của tàu cá lớn thì cảng cá loại I cũng có lượng hàng thủy sản qua cảng rất lớn và đặt ngưỡng từ 25.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 3.000 tấn/năm trở lên. Có thể nói rằng, đây xem như là một bước đệm rất lớn trong hoạt động khai thác thủy hải sản của nước ta hiện nay.
Tiếp theo, pháp luật Thủy sản nước ta đã đưa ra quy định về việc đưa ra các tiêu chí và điều kiện để một cảng cá có thể là cảng cá loại II theo như quy định. Cũng giống như điều kiện của cảng cá loại I thì đối với cảng cá loại II này cũng được quy định tại khoản 2 Điều này thì cảng cá phải đáp ứng đucợ vị trí là nơi thu hút tàu cá của một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến bốc dỡ thủy sản. Không những thế mà đây còn là một trong những địa điểm để có thể thực hiện các hoạt ddoognj khác của nghề cá. Đồng thời còn là nới phân phối nguồn lợi thủy sản ở địa phương.
Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra các nội dung quy hoạch về địa điểm mà tại quy định này pháp luật còn có quy định về trang thiết bị, diện tích, độ sâu luồng vào cảng, lượng hàng thủy sản qua cảng. Việc này được quy định cụ thể như sau:
“b) Các trang thiết bị chủ yếu phục vụ cho bốc dỡ hàng hóa của cảng được cơ giới hóa tối thiểu 70%;
c) Có diện tích vùng nước cảng tối thiểu từ 10 ha trở lên;
d) Có độ sâu luồng vào cảng và vùng nước cảng đủ điều kiện cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên ra vào cảng.
đ) Có diện tích vùng đất cảng từ 2,5 ha trở lên; đối với cảng cá tại đảo, diện tích vùng đất cảng phải từ 0,5 ha trở lên; có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
e) Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 15.000 tấn/năm trở lên; đối với cảng cá tại đảo, lượng hàng thủy sản qua cảng từ 1.000 tấn/năm trở lên.”
Cảng cá loại III theo như quy định tại Điều 78 của Luật này thì đây là một loại cảng được biết đến với các tiêu chí đơn giản và thấp nhất trong các tiêu chí dùng để phân loại cảng. Do đó, cảng cá loại III này được nhận định là một loại cảng có diện tích vùng đất cảng từ 0,5 ha trở lên và nó là nơi được xây dựng nhằm mục đích thu hút tàu cá của các địa phương trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, pháp Luật tại khoản 3 Điều này cũng có quy định rõ về diện tích đối với cảng cá tại đảo và diện tích vùng đất cảng được xác lập phải từ 0.3 ha trở lên.
Không những thế mà để được xác nhận đủ điều kiện thành lập cảng cá loại III này thì đối với mỗi cảng cá cần phải có nhà làm việc, công trình hạ tầng kỹ thuật đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
3.2. Quy định về đóng mở cảng cá:
Trên cơ sở quy định tại Điều 79 Luật thủy sản năm 2017 thì đối với việc đóng mở cảng cá thì cũng cần phải tuân thủ các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Việc pháp luật đưa ra các điều kiện này cũng nhằm mục đích chính đó chính là việc quản lý, giám sát để tránh những sai phạm không đáng có trong ngành này.
Do đó, cảng cá được mở khi đáp ứng được các điều kiện về tiêu chí được quy định tại Điều 78 của Luật thủy sản năm 2017. Bên cạnh đó, để cảng cá được ở thì việc thành lập tổ chức quản lý cảng cá cũng là một trong những điều vô cùng quan trọng. Không những thế mà khi một cảng cá đucợ mở và đi vào hoạt độngt hì những phương án khai thác, sử dụng cảng cá là điều vô cùng cần thiết đối với sự hoạt động của một cảng cá.
Khi một cảng cá mở cần tuân thủ các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định. Thì đồng nghĩa với đó nếu một cảng cá muốn đóng cảng thì cũng sẽ phải tuân thủ các quy định của pháp luạt tại Luật này như sau:
“a) Tổ chức quản lý cảng cá bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
b) Độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng không đáp ứng được tiêu chí theo quy định đối với cảng cá loại I và loại II;
c) Đối với cảng cá loại I không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm b, c và đ khoản 1 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời;
d) Đối với cảng cá loại II không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời;
đ) Đối với cảng cá loại III không còn đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm b khoản 3 Điều 78 của Luật này mà không có biện pháp khắc phục kịp thời”.
Như vậy, có thể thấy rằng, để một cảng cá hoạt động được tốt nhất thì việc quản lý hoạt động của cảng cá cũng rất quan trọng, một cảng cá sẽ bị đóng nếu như tổ chức quản lý cảng cá bị đình chỉ hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó khi các cảng được mở và sau một thời gian hoạt động khồn đáp ứng được độ sâu luồng vào cảng và vùng nước trước cầu cảng thì sẽ phải buộc đóng cảng theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Tuy nhiên, thì không phải ai cũng có quyền công bố mở, đóng cảng cá, mà việc công bố mở, đóng cảng cá sẽ đucợ pháp luật quy định là do các cơ quan khác nhau tương ứng với từng loại cảng cá khác nhau: đối với việc công bố mở, đóng cảng cá loại I sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố; việc công bố mở, đóng cảng cá loại II sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố; việc công bố mở, đóng cảng cá loại III sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện công bố. Việc này đucợ quy định rất rõ trong Luật Thủy sản Việt Nam hiện hành.