Sau quá trình thi hành đến năm 2004 thì ban hành Luật Phá sản thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Đến năm 2014 Nhà nước thay thế cho Luật Phá sản năm 2004 bằng một Luật Phá sản mới, có nhiều điểm mới hơn nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước.
Luật Phá sản Việt Nam bắt đầu được ban hành đầu tiên vào năm 1993 có tên gọi là Luật Phá sản doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nước. Sau quá trình thi hành đến năm 2004 thì ban hành Luật Phá sản thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993. Đến năm 2014 Nhà nước tiếp tục thay thế cho Luật Phá sản năm 2004 bằng một Luật Phá sản mới, có nhiều điểm mới hơn nhằm đáp ứng cho sự phát triển của đất nước.
Hệ thống pháp luật Phá sản hiện hành của Việt Nam bao gồm các văn bản pháp luật như sau:
1/– Luật Phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014;
2/– Nghị quyết 03/2016/NQ–HĐTP hướng dẫn quy định của Luật Phá sảndo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành
3/– Nghị định số 22/2015/NĐ–CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
4/– Nghị định 82/2020/NĐ–CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, HTX;
5/– Quyết định 01/2005/QĐ–TANDTC về Quy chế làm việc của tổ thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản do Chánh án TAND Tối cao ban hành;
6/– Thông tư liên tịch 07/2018/TTLT–BTP–VKSNDTC–TANDTC quy định về việc phối hợp trong thi hành quyết định của Tòa án giải quyết phá sản do Bộ trưởng Bộ Tư pháp – Chánh án
Và các văn bản pháp luật có liên quan.
Căn cứ của việc ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
Mục lục bài viết
1. Xác định tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp, hợp tác xã làm căn cứ cho việc ra quyết định mở thủ tục phá sản:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Phá sản thì “doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, Hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán“.
Theo đó, doanh nghiệp bị xem là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ trong thời hạn ba (03) tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Việc định lượng ở đây chỉ dừng lại thời gian trễ hạn thanh toán mà không quan tâm đến giá trị của các khoản nợ.
Tại công văn Số: 199/TANDTC–PC về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong giải quyết phá sản ngày 28/12/2020 TAND tối cao đã có một số ý kiến để xác định doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có khoản nợ cụ thể, rõ ràng do các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại, hoặc được xác định trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền và các bên không có tranh chấp về khoản nợ này. + Khoản nợ đến hạn thanh toán. Khoản nợ đến hạn thanh toán là khoản nợ đã được xác định rõ thời hạn thanh toán, mà đến thời hạn đó doanh nghiệp, HTX phải có nghĩa vụ trả nợ. Thời hạn thanh toán này được các bên thừa nhận, thỏa thuận hoặc được xác định thông qua bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, phán quyết của Trọng tài thương mại hoặc trong quyết định của cơ quan có thẩm quyền. + doanh nghiệp, HTX không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán bao gồm 02 trường hợp: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ; Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Theo đó, “mất khả năng thanh toán” không có nghĩa là doanh nghiệp, Hợp tác xã không còn tài sản để trả nợ; mặc dù doanh nghiệp, Hợp tác xã còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ thì vẫn coi là doanh nghiệp, Hợp tác xã “mất khả năng thanh toán“.
Đồng thời, TAND tối cao cũng đã có lưu ý rằng, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp, Hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà chỉ cần có đủ các điều kiện nêu trên.
2. Yêu cầu mở thủ tục phá sản và việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán:
+ Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có những quyền và nghĩa vụ được Luật phá sản quy định rất chi tiết, cụ thể theo quy định tại Điều 18, điều 19 của Luật Phá sản năm 2014, có thể tóm tắt một số quyền và nghĩa vụ cơ bản như:
Việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực, Thực hiện yêu cầu của thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự; Cung cấp tài liệu, chứng cứ; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan; Đề nghị người có thẩm quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tham gia Hội nghị chủ nợ; Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản; Đề nghị xem xét lại quyết định của
Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảnlà thủ tục bắt buộc đầu tiên trong trình tự giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, HTX. thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX không thể được mở ra nếu thiếu đi giai đoạn quan trọng này. Hay nói cách khác, đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là căn cứ để Tòa án có ra quyết định mở thủ tục phá sảnhay không.
Theo quy định tại các điều 26, 27, 28, 29 Luật Phá sản năm 2014 thì đơn yêu cầu mở thủ tục phá sảncủa từng chủ thể khác nhau thì có nội dung khác nhau và tài liệu kèm theo đơn yêu cầu cũng khác nhau. Về cơ bản bao gồm các các nội dung như sau:
– Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên TAND có thẩm quyền giải quyết phá sản; Tên, địa chỉ của người làm đơn; Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản (Khoản nợ đến hạn chưa thanh toán; Tổng số tiền lương và các khoản nợ khác đã đến hạn mà doanh nghiệp, HTX không trả cho người lao động; Tình trạng mất khả năng thanh toán).
– Kèm theo đơn phải có chứng cứ để chứng minh nợ tiền lương và các khoản nợ khác đến hạn; ngoài ra đối với chủ thể nộp đơn không phải là chủ nợ và người lao động thì còn phải nộp thêm một số tài liệu khác như:
+ Báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong 03 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp, HTX được thành lập và hoạt động chưa đủ 03 năm thì kèm theo báo cáo tài chính của doanh nghiệp, HTX trong toàn bộ thời gian hoạt động;
+ Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán; báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp, HTX mà vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán;
+ Bảng kê chi tiết tài sản, địa điểm có tài sản của doanh nghiệp, HTX;
+ Danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, trong đó phải ghi rõ tên, địa chỉ của chủ nợ, người mắc nợ, khoản nợ, khoản cho vay có bảo đảm, không có bảo đảm, có bảo đảm một phần đến hạn hoặc chưa đến hạn;
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp, HTX;
+ Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có).
+ Lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Việc nộp lệ phí phá sản và tạm ứng chi phí phá sản là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án thụ lý giải quyết phá sản.
Luật Phá sản có quy định:
Chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật. Tại Nghị định 22/2015/NĐ–CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định:
Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán. Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm thù lao Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và chi phí khác và chi phí khác của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bao gồm tiền tàu xe, lưu trú và các chi phí hợp lý khác cho việc thực hiện hoạt động quản lý, thanh lý tài sản. Việc thanh, quyết toán chi phí khác của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định tại Điều 19, 22 Luật Phá sản thì người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Gồm 02 đối tượng sau không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản:
+ Người nộp đơn yêu cầu là Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
+ Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, HTX, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh mà doanh nghiệp, HTX mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.