Căn cứ chia lợi nhuận khi góp vốn vào công ty. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp hay số vốn thực góp?
Căn cứ chia lợi nhuận khi góp vốn vào công ty. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ vốn góp hay số vốn thực góp?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp này với ạ! Công ty em là công ty TNHH đươc thành lập năm 2014, với vốn đăng kí là 30 tỷ. Vốn thực tế là 6 tỷ tại ngân hàng. Công ty kinh doanh đang trên đà phát triển. Người thân của sếp muốn góp vốn vào công ty và nhận lợi nhuận từ số tiền lời của công ty. Cụ thể là muốn góp vốn cổ phần 10%. Luật sư cho em hỏi trong trường hợp này em phải tính 10% vốn góp trên giá trị gì ạ? Và cách thức chia lợi nhuận như thế nào ạ? Em cảm ơn Quý luật sư!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập.
Vì bạn không cung cấp rõ thông tin Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hay Công ty TNHH 1 thành viên nên chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:
1, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Điều 68 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
"1. Công ty có thể tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên có thể chuyển nhượng quyền góp vốn của mình cho người khác theo quy định tại Điều 53 của Luật này. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trường hợp này, số vốn góp thêm của thành viên đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thỏa thuận khác."
Như vậy, việc Công ty bạn tăng vốn điều lệ bằng cách tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
– Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
– Thời điểm, lý do và hình thức tăng hoặc giảm vốn;
– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có Nghị quyết và biên bản họp của Hội đồng thành viên.
Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
Các thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.
>>> Luật sư tư vấn pháp
2, Công ty TNHH một thành viên
Điều 87 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:
"2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
3. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình sau đây:
a) Công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ;
b) Công ty cổ phần theo quy định tại Điều 196 của Luật này."
Như vậy, nếu công ty bạn là công ty TNHH một thành viên, việc tăng vốn điều lệ có thể được thực hiện bằng cách huy động thêm phần vốn góp của người khác. Tuy nhiên, công ty phải thay đổi tổ chức quản lý theo mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần và làm thủ tục chuyển đổi mô hình công ty.
Khi đó, lợi nhuận của các thành viên sẽ tuân theo quy định đối với loại Công ty sau khi chuyển đổi tương ứng với phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty.