Bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh là bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữ cổ điển và hiện đại, thiên nhiên và tâm hồn người thi sĩ. Bài viết dưới đây là tuyển tập Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất giúp các em học sinh có thêm tài liệu để ôn tập. Chúng ta cùng tham khảo nhé.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh:
– Giới thiệu chung về tác phẩm Chiều tối: tác phẩm được trích từ tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác
Qua bài thơ, Bác thể hiện tình yêu thiên nhiên và tấm lòng cao cả của Bác.
1.2. Thân bài:
– Hai câu thơ đầu: Bức tranh phong cảnh thiên nhiên buổi chiều => hé lộ toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Cuộc hành trình bị áp giải với nhiều điểm đến, từ nhà tù này đến nhà tù kia và những điều phía trước còn nhiều khó khăn hơn, không biết tương lai của mình, tương lai của dân tộc sẽ đi về đâu.
=> không gian bao la, mênh mông.
– Hai câu thơ tiếp theo: Bức tranh cuộc sống con người nơi đây
Cô gái xóm núi: Đang xay ngô, cô gái miền núi hiện lên mang một sức sống phi thường, hăng say, trẻ trung. Con người không chịu sự chi phối của cảnh vật, hiện lên với sức sống, nhiệt huyết và tuổi trẻ phi thường. Con người không bị cảnh vật chi phối, hiện ra giữa rừng với thiên nhiên hùng vĩ mà chính cô gái trẻ này lại trở thành trung tâm của cảnh vật.
* Khái quát nghệ thuật được sử dụng trong toàn bộ tác phẩm:
– Sử dụng từ ngữ linh hoạt
– Bút pháp ước lệ tượng trưng
– Nét cổ điển xen lẫn hiện đại:
1.3. Kết bài:
– Khái quát nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
Bài thơ Chiều tối là bài thơ xuất sắc được trích trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh cho ta cảm nhận về cảnh quan thiên nhiên bao la, mênh mông nhưng vắng vẻ, không gian đó đã được lấn áp bởi hình ảnh tuyệt đẹp của những người lao động cực khổ nơi đây.
2. Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc hay nhất:
Bài thơ “Chiều tối” chỉ với bốn câu thơ nhưng lại miêu tả hai bức tranh hoàn toàn khác biệt. Đó là bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người hoàn toàn tách biệt. Qua bài thơ, ta thấy rằng mặc dù hoàn cảnh khó khăn khi bị giam cầm, tù đày, tác giả Hồ Chí Minh vẫn thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.”
Trong hai câu thơ này, tác giả Hồ Chí Minh miêu tả bức tranh hoàng hôn, một buổi chiều tà hiện lên vô cùng buồn bã, thể hiện sự vội vã của những chú chim muốn trở về tổ sau một ngày mệt mỏi kiếm ăn. Những chú chim nhỏ bé đối lập với bầu trời bao la, khắc họa rõ nét sự mênh mông của bầu trời và càng thể hiện sự cô đơn của cảnh vật, đó là một nỗi buồn sâu thẳm trong lòng.
Trong bầu trời xanh bao la ấy, những đám mây trắng lững lờ trôi vô định, đối lập với những cánh chim của những chú chim mệt mỏi ấy. Cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hiểm trở của vùng sơn cước vô cùng đẹp và thơ mộng, có chim muông, mây bay, nhưng cũng gợi lên chút buồn trong tâm trạng người đọc, và sự cô đơn của nhà thơ.
Thiên nhiên và con người lúc này dường như có sự đồng cảm tất cả dường như đều thể hiện một nỗi buồn sau một ngày dài mệt mỏi. Con người mất đi sự tự do, không biết sẽ bị áp giải đi đâu về đâu. Qua đó bộc lộ sự mệt mỏi về tinh thần và cả thể xác của một người tù.
Trong tâm trạng của tác giả còn có nỗi buồn phải rời xa quê hương thân yêu. Trước cảnh đẹp của núi rừng sơn cước những người vẫn không thể vui vẻ, thoải mái. Tuy nhiên, ở hai câu thơ tiếp theo, không gian của bức tranh phong cảnh hiện lên:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
Cô gái xay ngô bên bếp than hồng, quên cả bóng tối, hiện lên bức tranh vô cùng sống động và tươi đẹp về cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc, bình yên và vui tươi. Bức tranh cuộc sống này làm cho bài thơ trở nên sống động, mang những sắc màu tươi vui chạm đến trái tim con người. Một bức tranh cuộc sống ấm áp.
Bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là bài thơ kết hợp khéo léo giữa phong cách cổ điển và hiện đại, giữa thiên nhiên và con người. Bài thơ đã xây dựng nên hai bức tranh thiên nhiên và con người vô cùng đẹp đẽ, hoàn toàn tương phản nhau nhưng lại bổ trợ lẫn nhau. Qua bài thơ, chúng ta càng thêm khâm phục tác giả vì Người có tinh thần vô cùng lạc quan, một trái tim tràn đầy cảm xúc đối với thiên nhiên và cuộc sống.
3. Cảm nhận bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh chọn lọc ý nghĩa nhất:
Chiều tối là bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh được trích trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường di chuyển từ nhà tù này đến nhà tù khác. Trên con đường đau thương ấy, một buổi chiều nọ, Người chợt nhận thấy vẻ đẹp của cánh chim chiều đang tìm chốn về sau một ngày mệt mỏi.
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
Câu thơ không chỉ tái hiện lại sự vật mà còn tái hiện lại cảm xúc ban đầu của nhà thơ. Làm sao Người biết rõ được là chú chim đang mỏi cảnh, và làm sao Người có thể chắc chắn được mục đích của chú chim kia là quay về rừng tìm chốn ngủ, Người hiểu rõ như thể ở trong lòng chú chim kia. Câu thơ chỉ là tín hiệu báo hiệu trời đã tối, mọi thứ hoạt động trong ngày đều đã mệt mỏi, đã đến lúc tìm nơi nghỉ ngơi. Câu thơ đối lập với hình ảnh đám mây trắng cô đơn bên dưới:
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Câu thơ dịch rất hay, nhưng ý thơ có phần nhẹ nhàng hơn so với nguyên bản tiếng Hán. Chòm mây dưới ngòi bút của nhà thơ trở nên cô đơn, đi từ chân trời này sang chân trời kia, mà lại còn di chuyển chậm chạp, không biết bao giờ mới tới nơi? Nếu cứ di chuyển như thế thì tất nhiên khi trời tối đám mây vẫn còn lửng lơ bay giữa không trung. Qua hình ảnh đám mây ta thấy được hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị áp giải trên đường xa xôi khổ cực, mà vẫn chưa biết đâu là điểm dừng chân thực sự! Trong hình ảnh ấy ta thấy được tác giả còn gửi gắm nỗi niềm của chính bản thân, thương mình cô đơn suốt chặng đường và khao khát có một mái nhà để dừng chân. Chỉ qua hai câu thơ dưới ngòi bút tả thực của nhà thơ, vừa tả cảnh vật, cũng là tả hoan cảnh của chính mình.
Nếu hai câu đầu nói về chú chim thư thái trở về rừng tìm nơi ngủ và chòm mây cô đơn không biết dừng lại ở đâu, thì hai câu thơ sau lại miêu tả về con người lao động trong buổi tối:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.”
Có một điều đáng chú ý đó là khung cảnh hiện lên là cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã nhưng lại đẹp lạ thường. Hình ảnh cô em xóm núi xay ngô hạt, khi xay xong thì bếp than bên cạnh đã hồng. Cô em, bếp lửa, là những hình ảnh đại diện cho một gia đinh đầm ấm. Trước bức tranh ấm cúng của gia đình đó, nhà thơ không khỏi chạnh lòng cho hoan cảnh của mình.
Một điều được tác giả nhấn mạnh thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm, nóng chứ không phải là đỏ, điều đó càng chứng tỏ điều nhà thơ mong muốn là sức ấm nông của ngọn lửa, chứ không phải là ánh sáng hồng. Bởi vì khi bếp lạnh, tro tàn cũng là lúc sự cô quạnh, lẻ loi hiện lên rõ nhất.
Điều chú ý thứ ba là mặc dù tác giả đứng ở núi như thế, nhưng ta lại có cảm giác như thể Người đang đứng gần gũi bên cạnh. Tuy chỉ là một bài thơ trên đường đi nhưng qua đó cũng chỉ là tâm sự, nỗi lòng của tác giả. Trước hình ảnh xóm núi bên đường tác giả thấy được sự ấm áp của mái ấm gia đình, đó là nơi đoàn tụ của những người cùng máu mủ. Cùng với hình ảnh ấy, ta có thể thấy được ước mơ sâu trong lòng của tác giả về một mái ấm gia đình.
Tuy là bị áp giải nhưng trong lòng tác giả vẫn theo sát cuộc sống của người dân, điều đó chứng tỏ trong trái tim của nhà cách mạng vẫn đang đập theo những nhịp của con người bình thường, và đâu đó là sự gần gũi thân quen với mọi người.
Qua bút pháp nghệ thuật của bài thơ là nghệ thuật gián tiếp cổ điển, lấy cảnh để nói tình, đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp trên con đường bị áp giải của nhà thơ Hồ Chí Minh, tuy gian khổ nhưng lòng đầy quyết tâm.