Viết đoạn văn cảm nhận về 6 câu thơ đầu bài "Khi con tu hú" được sưu tầm và chia sẻ gồm dàn ý, cùng một số bài văn mẫu, giúp các bạn học sinh hiểu sâu sắc hơn, để miêu tả chân thực về một bức tranh thiên nhiên vào mùa hè vô cùng sống động qua 6 câu thơ đầu.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú của Tố Hữu:
Mở bài:
‐ Giới thiệu nhà văn Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”.
‐ Nhà thơ Tố Hữu là người có ảnh hưởng rộng rãi đến nền văn học Việt Nam.
‐ “Khi con tu hú” được ông viết trong tù, hoàn cảnh lao tù bị áp bức, đánh đập nhưng không thể trói buộc được tâm hồn lạc quan, khao khát tự do của nhà thơ.
Thân bài:
Giới thiệu 6 câu thơ đầu: Đây là bức tranh hiện thực được mở ra bằng cách lắng nghe về hiện tại và hồi tưởng về quá khứ.
Dấu hiệu của thiên nhiên vào hè:
Tiếng tu hú gọi bầy là dấu hiệu cho biết mùa hè đã đến, lùa mùa màng đang tới và trái cây chín muồi. Theo quy luật của tự nhiên, tiếng chim gọi đàn như gọi mùa, đem lại sự náo nức, rạo rực trong đất trời và trong lòng người.
Hồi tưởng của tác giả về mùa hè:
Mùa hè dường như rất sống động và tươi đẹp, với màu vàng của lúa, màu của trái cây và tiếng ve rộn ràng chào đón mùa hè.
Trong tù, nhà thơ nhớ tiếng ve kêu, hình ảnh cánh đồng ngô đầy nắng hạn, khao khát cuộc sống bình thường, đời thường như bên ngoài.
‐ Khát khao tự do của nhà văn: mang tâm hồn yêu thiên nhiên nhưng khát khao được sống trong thiên nhiên đã khiến cho nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè rõ nét, tươi tắn và đầy màu sắc.
Kết bài:
Ý nghĩa sáu dòng đầu bài thơ “Khi con tu hú”: Qua sáu dòng đầu của bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã tạo nên một khung cảnh thiên nhiên thôn quê thanh bình ở Việt Nam. Cảnh vật mùa hè trong tâm hồn nhà thơ phản ánh khát vọng tự do cháy bỏng của tác giả trong chốn ngục tù.
2. Cảm nhận 6 câu thơ đầu bài Khi con tu hú của Tố Hữu hay nhất:
Nhà giáo, nhà văn Đặng Thai Mai từng khẳng định, đánh giá về tập thơ “Từ ấy”: “Đối với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đây là nét độc đáo, bí quyết riêng của Tố Hữu trong tác phẩm thơ ca.” Tố Hữu không chỉ là một nhà thơ mà còn là một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành. Đọc thơ Tố Hữu, ta không chỉ thấy những biến chuyển của lịch sử mà còn bắt gặp tinh thần sục sôi, nhiệt huyết của một thanh niên yêu nước trung thành với sự nghiệp cách mạng. Tinh thần này được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Khi con tu hú”. Bài thơ trong tù của Tố Hữu không chỉ thể hiện khát vọng tự do, lí tưởng cách mạng sục sôi mà còn thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống tha thiết được thể hiện rõ nét qua hình ảnh mùa hè ở 6 câu thơ đầu của bài thơ.
Mở đầu bài thơ, Tố Hữu đã dựng lên trước mắt người đọc một hình ảnh thiên nhiên mùa hè thật sinh động với những màu sắc rực rỡ, những âm thanh trong sáng.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Âm thanh rộn rã, vui tươi của tiếng chim tu hú “tu hú gọi bầy” không chỉ mời gọi mùa hè về mà còn làm bừng sáng hình ảnh chung của bài thơ, đem lại cảm giác hồi hộp cho lòng người. Mùa hè là mùa “lúa chín”, là mùa “trái ngọt”. Các tính từ tình thái “đương chín”, “ngọt dần” không chỉ chỉ sự thay đổi của lúa và hoa quả trong mùa hè, mà còn để lại ấn tượng về sự hoạt động liên tục ngay trước mắt. Cuộc đời dường như nở, tràn ra trước mắt, khiến thi nhân lưu luyến, say đắm. Nhà thơ Tố Hữu cảm nhận mùa hè bằng tất cả các giác quan không chỉ là nghe, là nhìn mà còn là xúc giác và bằng chính trái tim yêu đời của mình.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Hình ảnh mùa hè còn được nhấn nhá bởi tiếng ve kêu, màu vàng của bắp, màu đỏ của nắng. Sự kết hợp giữa những gam màu tươi sáng cùng những hình ảnh quen thuộc, bình dị đã mang đến một cảm giác mùa hè thật đẹp và ấn tượng. Người đọc như hòa vào cuộc sống bình dị mà tươi sáng của hình ảnh thơ. Tiếng chim tu hú đưa ta về với miền quê thanh bình, bên tai tiếng chân chất của tiếng chim tu hú, tiếng ve kêu râm ran, màu vàng tươi của lúa và bắp, màu đào ấm áp của nắng hè, màu xanh mướt của khu vườn rợp bóng mát.
Động từ “dậy”, tính từ chỉ mức độ “đầy” rất hay được dùng để chỉ tiếng động, sự sung mãn, căng đầy của mặt trời. Mọi thứ dường như diễn ra sống động ngay trước mắt. Đặc biệt hình ảnh mùa hè rực rỡ tươi đẹp này không phải là cái mà nhà thơ “mắt thấy, tai nghe” mà là những kỉ niệm cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí nhà thơ Tố Hữu. Trong hoàn cảnh ngục tù, nhà thơ không có điều kiện trực tiếp nhìn ngắm và “thưởng thức” cảnh vật, hương vị của một ngày hè mà chỉ biết đắm mình trong những kỉ niệm đẹp. Bốn câu thơ đầu đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình cảm thiết tha của người chiến sĩ cách mạng và tình yêu cuộc sống mãnh liệt. Tình yêu ấy có thể vượt qua hoàn cảnh xiềng xích, mất tự do, tìm thấy cuộc sống bình lặng tươi sáng ở đó.
“Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
“Trời xanh” chỉ ra một không gian rộng lớn, bao la. Hình ảnh nhân hoá trong “đôi con diều sáo lộn nhào từng không” vừa là hình ảnh hiện thực của những cánh diều sáo đang bay tự do trên bầu trời, vừa gợi nhớ hành trình đi tìm tự do của nhà thơ Tố Hữu. Cánh diều tự do tung bay như khát vọng tự do thoát khỏi ngục tù để hòa vào những ngày hè huy hoàng của quê hương, vào cuộc đời rộng lớn của người chiến sĩ trẻ, vào sự nghiệp cách mạng.
Như vậy, với 6 câu thơ đầu, nhà thơ Tố Hữu đã tạo ra trong tâm trí mình một hình ảnh thiên nhiên mùa hè trong sáng, rộn ràng và sinh động. Qua đó thể hiện lòng yêu đời chân thành và khát vọng tự do cháy bỏng.
3. Cảm nhận 6 câu đầu bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu ý nghĩa nhất:
Nhà thơ Tố Hữu là người có ảnh hưởng rộng rãi đến nền văn học Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có bài thơ “Khi con tu hú” rất tiêu biểu. Đây là bài thơ ông viết trong tù, hoàn cảnh tù ngục ngột ngạt, gông cùm nhưng không ngăn cản được Tố Hữu với tâm hồn lạc quan và khao khát tự do.
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” là một phong cảnh mùa hè rất đẹp, tác giả đã vẽ nên phong cảnh này bằng sáu câu thơ đầu:
“Khi con tu hú gọi bầy…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…”
Chúng ta không mấy ngạc nhiên trước khung cảnh này. Bởi vì đó là thiên nhiên phong cảnh mùa hè đặc trưng ở nông thôn Việt Nam. Đó là một bức tranh về hiện thực được mở ra bằng cách lắng nghe hiện tại và nhớ về quá khứ.
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần”
Tiếng tu hú của bầy gọi hè đã về, mùa gặt đến, hoa trái chín, theo quy luật tự nhiên, chim gọi bầy như gọi mùa, mang đến không khí náo nức cả đất trời và trái tim của con người. Tiếng tu hú đã làm cây cối hồi sinh, mọi cảnh vật như chuyển động, lúa chín dần, trái ngọt dần. Nhà thơ Tố Hữu đưa cảm xúc vào câu thơ, sự vận động của cảnh vật là cái tài của nhà thơ, liên quan đến tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, cuộc đời của nhà văn.
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Mùa hè trông thật sinh động và đẹp đẽ, màu vàng của lúa, màu của hoa trái và tiếng nhịp tim rộn ràng chào đón mùa hè. Trong tù, nhà thơ nhớ đến tiếng ve kêu, hình ảnh cánh đồng đầy ngô mà khao khát một cuộc sống bình dị hàng ngày bên ngoài. Trong chốn lao tù tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời là một thứ xa xỉ đối với nhà thơ, nhưng nhà thơ đã tạo cho mình một bầu trời đẹp đến thế:
“Trời xanh càng rộng càng cao…
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”
Hình ảnh cánh diều đang nhào lộn trên không trung thể hiện khát vọng được bay bổng, được tự do, được hòa nhập và du ngoạn cùng thiên nhiên của tác giả. Tiếng sáo diều cất lên rộn ràng, rạo rực như nhịp tim của chàng trai Tố Hữu mang trong tâm hồn tình yêu thiên nhiên, khát khao được sống giữa thiên nhiên đã giúp nhà thơ vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng và đầy màu sắc. Để có được hình ảnh này, nhà thơ đã sử dụng các giác quan thính giác, khứu giác và thị giác để cảm nhận tất cả âm thanh, màu sắc và đặc điểm của mùa hè.
Trong sáu dòng đầu của bài thơ “Khi con tu hú”, nhà thơ Tố Hữu đã dựng nên một khung cảnh thiên nhiên thanh bình đặc trưng của làng quê Việt Nam. Cảnh vật mùa hè trong tâm hồn nhà thơ phản ánh niềm khao khát tự do cháy bỏng của nhà văn trong chốn ngục tù.