Quy định về cách xác định nơi cư trú? Thẩm quyền xác nhận nơi cư trú?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về cách xác định nơi cư trú:
1.1. Nơi cư trú được hiểu như thế nào?
– Theo Điều 40
– Bên cạnh đó, tại Điều 11 Luật Cư trú năm 2020 thì nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Như vậy, từ những điều luật được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống cũng có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Trong đó:
+ Cũng theo Luật Cư trú năm 2020, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.
Ngày nay, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân. Việc xác định nơi cư trú đã bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự về quản lý nhà nước về cư trú đối với cá nhân. Không những thế, nơi cư trú còn là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý của cá nhân đó.
2. Cách xác định nơi cư trú của cá nhân:
Thứ nhất: Xác định theo nơi thường trú hoặc tạm trú.
Mỗi một cá nhân theo quy định của pháp luật chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi sinh sống ổn định, lâu dài.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 quy định nội dung sau đây: “Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, ta nhận thấy, chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật cũng có thể là nhà ở hoặc tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.Khi các chủ thể đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại nơi nào thì người đó sẽ được cập nhật thông tin này trong Cơ sở dữ liệu về cư trú tại nơi đó theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú bởi vì người đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó. Trong trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại theo Điều 19 Luật Cư trú năm 2020.
Ngoài ra, đối với việc xác định nơi cư trú của cá nhân cũng được xác định theo chủ thể cũng được quy định tại Điều 12 – 18 Luật Cư trú năm 2020 với nội dung như sau:
– Xác định nơi cư trú của các chủ thể là người chưa thành niên: Nơi cư trú của các chủ thể là người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ của các chủ thể đó. Trong trường hợp nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. Người chưa thành niên có quyền có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý, cho phép hoặc pháp luật có quy định, nơi cư trú của người chưa thành niên có thể do Tòa án quyết định trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được nơi cư trú.
– Xác định nơi cư trú của các chủ thể là người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang:
+ Nơi cư trú của các sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác.
– Xác định nơi cư trú của các chủ thể là người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển: là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trư khác theo quy định của Luật cư trú năm 2020.
Đối với các phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ….
– Xác định nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo:
+ Pháp luật quy định nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật cư trú năm 2020.
+ Cũng theo quy định của pháp luật thì nơi cư trú của trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
– Xác định nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp:
+ Nơi cư trú của các chủ thể là người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội là cơ sở trợ giúp xã hội.
+ Nơi cư trú của người được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng là nơi cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
Như vậy, ta có thể thấy rằng, việc xác định nơi cư trú theo quy định của Luật Cư trú năm 2020 mặc dù được quy định cụ thể đối với từng trường hợp và đối với các cá nhân nhất định, nhưng về cơ bản thì mọi hoạt động xác định nơi cư trú của cá nhân đều dựa trên cơ sở xác định nơi thường trú và tạm trú của chủ thể khác có mối liên hệ với họ.
2. Thẩm quyền xác nhận nơi cư trú:
Hiện nay có rất nhiều lý do khác nhau mà cá nhân sẽ cần phải xin xác nhận của địa phương nơi mà mình đang cư trú. Chính vì thế mà việc xác định thẩm quyền xác nhận nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo việc xác nhận nơi cư trú diễn ra chính xác, thuận lợi và nhanh chóng.
Theo Khoản 4, Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 quy định cơ quan công an có thẩm quyền thực hiện làm thủ tục đăng ký thường trú như sau:
“4. Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.”
Như vậy, pháp luật quy định cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan công an là cơ quan quản lý về nhân khẩu và hộ tịch sẽ nắm được tình trạng cư trú của một cá nhân trên địa bàn và đó là cơ sở để cơ quan công an cấp quận có thể xác nhận một ai đó có đang sinh sống thường xuyên và ổn định tại một địa chỉ xác định nào đó hay không. Do đó, thẩm quyền xác nhận nơi cư trú sẽ thuộc về ông an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã. Tuy nhiên, cơ quan công an không phải sẽ cung cấp thông tin này cho tất cả các cá nhân hoặc tổ chức mà cơ quan công an chỉ cung cấp cho những cơ quan đơn vị có chức năng