Hiện nay, có rất nhiều câu hỏi gửi về Luật Dương Gia liên quan đến vấn đề về lao động. Điển hình như cách tính trả tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc? Hôm nay, Luật Dương Gia sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích đến các bạn
Mục lục bài viết
1. Cách tính tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc:
Chào luật sư, Em tên Tuyết đã làm ở công ty hơn 2 năm. Hiện tại, em nghỉ việc tại Công ty XNK từ ngày 01/8/2021. Trong năm 2021, tính đến hết ngày 31/7/2021, em có 08 ngày phép nhưng đã nghỉ mất 02 ngày. Mức lương theo thỏa thuận trong
Luật sư tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn.
Chào bạn, chúng tôi có câu trả lời gửi đến bạn như sau:
Theo quy định tại
– Đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ nguyên lương 12 ngày làm việc;
– Đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ nguyên lương 14 ngày làm việc;
– Đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì được nghỉ 16 ngày làm việc.
– Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cũng căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 113
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định tiền lương phát sinh để làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Từ những quy định trên, tiền nghỉ phép năm còn thừa khi nghỉ việc của người lao động được tính bằng công thức sau:
Tiền nghỉ phép năm còn thừa | = | Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm | : | Số ngày làm việc bình thường của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm | x | Số ngày phép còn thừa |
2. Số ngày nghỉ phép năm và thời gian làm việc để tính hưởng nghỉ phép năm:
2.1. Chế độ người lao động được hưởng khi nghỉ phép năm:
Theo Điều 113
Người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động vẫn được tạm ứng tiền lương.
Số tiền ít nhất mà một người lao động có thể tạm ứng trong trường hợp nghỉ phép năm là bằng tiền lương của những ngày nghỉ phép; nếu trường hợp người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường thủy, đường sắt, mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi sẽ được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Ngoài ra, cũng căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hai bên có thể thoả thuận và người lao động được hỗ trợ thêm tiền tàu xe và tiền lương khi nghỉ phép nếu số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
2.2. Quy định về thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm:
Hiện nay, về việc quy định đối với thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm được dựa theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động thì:
– Thời gian học nghề, tập nghề nếu trường hợp sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động;
– Thời gian thử việc nếu trường hợp người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;
– Thời gian nghỉ việc riêng của người lao động có hưởng lương;
– Thời gian nghỉ việc không được hưởng lương nếu trường hợp được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm;
– Thời gian nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;
– Thời gian nghỉ do bị ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng/năm;
– Thời gian nghỉ để hưởng
– Thời gian nghỉ việc để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không phải do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ việc vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Như vậy, căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 113, Điều 114 Bộ luật Lao động và Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu trên thì số ngày nghỉ phép năm của người lao động được tính như sau:
+ Trường hợp đối với người lao động làm việc mà chưa đủ 12 tháng thì được tính như sau: Số ngày nghỉ phép năm = (Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động : 12) x Số tháng làm việc thực tế
Trong đó:
– Số ngày nghỉ hằng năm của một người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 113 BLLĐ năm 2019.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng: Nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng thì được tính là 01 tháng làm việc đối với người lao động đó.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Minh T làm việc cho Công ty TNHH XNK DM được 06 tháng, trong điều kiện bình thường, thì số ngày phép năm của Chị Minh T = (12 ngày : 12) x 6 tháng = 6 ngày.
+ Đối với người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì: Số ngày nghỉ phép năm của người lao động = (Số ngày nghỉ hàng năm + Số ngày nghỉ theo thâm niên (nếu có)
Trong đó:
– Số ngày nghỉ hằng năm của một người lao động là từ 12 đến 16 ngày tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng lao động.
– Số ngày nghỉ theo thâm niên của một người lao động được xác định như sau: Cứ 05 năm làm việc cho một chủ sử dụng thì được tăng thêm 01 ngày.
Ví dụ: Anh Minh N làm việc cho Công ty TNHH PN trong điều kiện bình thường, mỗi năm được nghỉ phép 12 ngày. Nếu anh N đã làm việc cho Công ty PN đủ 5 năm thì từ năm thứ 06 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 1 = 13 ngày, thì từ năm thứ 11 sẽ được nghỉ phép năm 12 + 2 = 14 ngày,…
3. Về thời hạn chi toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 45 BLLĐ đối với trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động :
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng lao động chấm dứt, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của các bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài tuy nhiên không được quá 30 ngày:
+ Đối với người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Đối với người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và những quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, hay phá sản.
– Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm như sau đây:
+ Hoàn thành thủ tục xác nhận trong thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu trường hợp người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
+ Cung cấp bản sao đối với các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.