Xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, sức khỏe bị đe dọa theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Với tính chất là một trong số các quyền nhân thân liên quan đến cơ thể con người, quyền đối với tính mạng, sức khỏe có đầy đủ các đặc điểm của quyền nhân thân liên quan đến cơ thể con người, các quyền này được bảo hộ vô thời hạn và các quyền này có thể được bảo hộ không phụ thuộc vào đơn yêu cầu. Việc khôi phục lại đối tượng của quyền là những giá trị nhân thân khi bị xâm phạm là hầu như không thể thực hiện được.
Các đặc điểm này của quyền đối với tính mạng, sức khỏe xuất phát từ bản chất của các giá trị nhân thân là đối tượng của quyền này là những giá trị cao nhất của mỗi con người bởi nó liên quan trực tiếp đến sự sống của con người – vốn quí của xã hội.
Về thiệt hại do sức khỏe bị đe dọa, Điều 590
“- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm, Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 xác định:
“- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Thiệt hại khác do luật quy định.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, về cơ bản, việc xác định thiệt hại về sức khỏe và tính mạng của Bộ luật dân sự năm 2015 tương tự như việc xác định thiệt hại về tính mang, sức khỏe quy định tại Điều 609 và Điều 610 của
Nếu như trước kia, dễ dàng nhận thấy trong các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 thì mức bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm là lớn hơn mức bồi thường do sức khỏe bị xâm phạm. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra nhiều trường gây thiệt hại về sức khỏe khi xác định thiệt hại lớn hơn xác định thiệt hại về tính mạng. Bởi vì, khi gây thiệt hại về sức khỏe người chịu trách nhiệm bồi thường sẽ phải chịu cả trách nhiệm cứu chữa, hồi phục sức khỏe, chăm sóc, chi phí bồi thường nuôi sống cho nạn nhân mất khả năng lao động. Do đó có hiện tượng cố tình làm chết nạn nhân sẽ có lợi cho người gây thiệt hại hơn là nạn nhân còn sống mà tàn phế, mất khả năng lao động vĩnh viễn. Bộ luật dân sự năm 2015 đã khắc phục được tình trạng này khi quy định bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn bao gồm cả bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị thiệt hại trước khi chết.
Mức bồi thường về tinh thần cũng chưa có căn cứ cụ thể. Nên chăng, nên có hướng dẫn cụ thể về mức bồi thường tổn thất về tinh thần dựa trên các căn cứ: khoản bồi thường tổn thất về tinh thần dựa trên lứa tuổi của người bị thiệt hại, chẳng hạn việc bồi thường tổn thất về tinh thần do việc gây thương tích ở vùng mặt cho một người trẻ rõ ràng phải hơn khoản bồi thường này cho một người già; khoản bồi thường tổn thất về tinh thần cũng có thể dựa trên mối quan hệ thực tế trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại với những người thân thích, ruột thịt của người bị thiệt hại, mức độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, thay đổi tâm lý của người bị thiệt hại hoặc người thân của nạn nhân.
Có thể nói, việc hoàn thiện quy định về chế định bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe không chỉ đơn thuần là hoàn thiện một chế định pháp lý mà hơn cả là thể hiện sự coi trọng tính mạng, sức khỏe của quốc gia đối với mỗi công dân. Cần sớm có những nghiên cứu và hoàn thiện các quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng để có tiền để vững chắc bảo vệ và phát triền các quyền nhân thân.