Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông là gì? Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông tiếng anh là gì? Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông?
Tiền lương hay còn được hiểu là sự trả công để thực hiện một công việc bất kì nào đó ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mỗi công việc sẽ có các cách tính lương và quy định về mức lương khác nhau. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông được quy định tại đâu? Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông sao cho đúng và bảo vệ quyền lợi về lương cho giáo viên.
1. Tính lương cho giáo viên trung học phổ thông là gì?
1.1. Giáo viên trung học phổ thông là gì?
Tại Điều 30 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định khái niệm giáo viên trung họ phổ thông như sau:
Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc cấp THPT), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh.
1.2 Nhiệm vụ của giáo viên trường trung học được quy định như thế nào?
Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
+ Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường theo chế độ làm việc của giáo viên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục; tham gia nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng;
+ Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
+ Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục; vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học của học sinh;
+ Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
+ Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh; thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; tạo dựng môi trường học tập và làm việc dân chủ, thân thiện, hợp tác, an toàn và lành mạnh;
+ Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, còn có những nhiệm vụ sau đây:
+ Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, với hoàn cảnh và điều kiện thực tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp và của từng học sinh;
+ Thực hiện các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với các giáo viên bộ môn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội có liên quan trong việc hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh lớp mình chủ nhiệm và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường;
+ Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học; đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh; đề nghị danh sách học sinh được lên lớp thẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp; hoàn chỉnh việc ghi sổ điểm và học bạ học sinh;
+ Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
– Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định trong hợp đồng thỉnh giảng.
– Giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là giáo viên trung học được bồi dưỡng về công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đoàn trong nhà trường.
– Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là giáo viên THPT được bồi dưỡng về công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các hoạt động của tổ chức Đội trong nhà trường.
– Giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh là giáo viên trung học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn; có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh và học sinh để giúp các em vượt qua những khó khăn gặp phải trong học tập và sinh hoạt.
1.3. Tính lương cho giáo viên trung học phổ thông là gì?
– Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo
– Việc tính lương cho giáo viên trung học phổ thông là việc trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa nhà trường và giáo viên dựa trên các quy định của pháp luật
2. Tính lương cho giáo viên trung học phổ thông tiếng anh là gì?
Tính Lương cho giáo viên trung học phổ thông tiếng anh là “Calculating Salary for Middle School Teachers”
3. Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông
3.1. Chức danh nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông
Tại Điều 7. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông
1. Viên chức đã được bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông theo quy định tại Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV nay được xếp hạng chức danh nghề nghiệp tương đương theo quy định tại Điều 2 Thông tư này.
2. Giáo viên trung học phổ thông mới được tuyển dụng sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập đánh giá đạt yêu cầu thì được bổ nhiệm vào đúng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông đã trúng tuyển.
Căn cứ như trên thì giáo viên trung học phổ thông có các cách tính lương riêng được quy định trong các trường hợp cụ thể được quy định dựa trên Thông tư liên tịch số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, theo quy định đó thì việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông phải dựa trên các tiêu chí và yêu cầu khác nhau, chọn ra những người có đủ phẩm chất và đủ năng lực trở thành giáo viên trung học phổ thông
3.2. Cách tính lương giáo viên THPT theo quy định mới
Căn cứ dựa trên
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo
a) Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2.3. Bảng lương giáo viên THPT 2021
Bảng lương của nhóm viên chức loại A1 và A2 được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP như sau:
Hạng | Bậc 1 | Bậc 2 | Bậc 3 | Bậc 4 | Bậc 5 | Bậc 6 | Bậc 7 | Bậc 8 | Bậc 9 |
Giáo viên hạng I | |||||||||
Hệ số lương | 4.40 | 4.74 | 5.08 | 5.42 | 5.76 | 6.10 | 6.44 | 6.78 | |
Lương | 6,556 | 7,063 | 7,569 | 8,076 | 8,582 | 9,089 | 9,596 | 10,102 | |
Giáo viên hạng II | |||||||||
Hệ số lương | 4.00 | 4.34 | 4.68 | 5.02 | 5.36 | 5.70 | 6.04 | 6.38 | |
Lương | 5,960 | 6,467 | 6,973 | 7,480 | 7,986 | 8,493 | 9,000 | 9,506 | |
Giáo viên hạng III | |||||||||
Hệ số lương | 2.34 | 2.67 | 3.00 | 3.33 | 3.66 | 3.99 | 4.32 | 4.65 | 4.98 |
Lương | 3,487 | 3,987 | 4,470 | 4,962 | 5,453 | 5,945 | 6,437 | 6,929 | 7,420 |
– Trong đó, lương của giáo viên được tính theo công thức:
– Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội
– Lưu ý: Mức lương theo bảng trên chưa bao gồm các phụ cấp, thâm niên, mức đóng BHXH
+ Mức lương cơ sở là 1,49 triệu/tháng
+ Hệ số lương được tính theo bảng trên
+ Mức phụ cấp ưu đãi bao gồm phụ cấp khu vực, trợ cấp vùng
+ Để biết thêm về các mức đóng bảo hiểm xã hội, mời các bạn tham khảo bài Hệ số bảo hiểm xã hội 2021
+ Nhìn vào bảng này, chúng ta có thể thấy:
+ Lương giáo viên trung học phổ thông dao động từ 3,487 triệu/tháng đến 7,42 triệu/tháng đối với giáo viên THPT hạng III, từ 5,960 triệu/tháng đến 9,506 triệu/tháng đối với giáo viên THPT hạng II, từ 6,556 triệu/tháng đến 10,102 triệu/tháng đối với giáo viên THPT hạng I. Dựa vào cách tính lương đó mà để xác định được các quyền lợi khi tính lương cho giáo viên trung học phổ thông để không bị nhầm lẫn và công khai.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về Cách tính lương theo quy định mới nhất cho giáo viên trung học phổ thông, Hướng dẫn các quy định về tính lương cho giáo viên trung học phổ thông dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.