Cách tính lãi chậm đóng, truy thu bảo hiểm xã hội. Công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Cách tính lãi chậm đóng, truy thu bảo hiểm xã hội. Công thức tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi muốn hỏi V/v Hướng dẫn tính lãi chậm đóng , truy thu BHXH, YT, TN theo công văn số: 1379/BHXH -BT Nếu Công ty tôi nợ BHXH chưa đóng và bị tính lãi chậm đóng BHXH, YT, TN tháng 4/2016 là 50.000.000đ, thì tháng 5/2016 số tiền lãi chậm đóng 50.000.000đ này có bị tính lãi nữa không(tôi muốn hỏi có bị tính lãi mẹ đẻ lãi con không)??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định tại Điều 1 Mục I Công văn 1379/BHXH – BT về cách tính lãi chậm đóng như sau:
"1. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
1.1. Đơn vị chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày phải đóng theo quy định thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng.
1.2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng.
1.3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
Lcđi = Pcđi x k (đồng) (1)
Trong đó:
* Lcđi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
* Pcđi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN chậm đóng quá thời hạn phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
Pcđi = Plki – Spsi (đồng) (2)
Trong đó:
Plki: tổng số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (không bao gồm số tiền lãi chậm đóng, lãi truy thu các kỳ trước còn nợ nếu có).
Spsi: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, xác định như sau:
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức hằng tháng: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng số tiền phát sinh của tháng trước liền kề tháng tính lãi;
+ Trường hợp đơn vị đóng theo phương thức ba (03) tháng, sáu (06) tháng một lần: số tiền BHXH, BHYT, BHTN phải đóng phát sinh bằng tổng số tiền phải đóng phát sinh của các tháng trước liền kề tháng tính lãi chưa đến hạn phải đóng.
…"
Đồng thời, theo quy định tại Điều 2 Mục I Công văn 1379/BHXH – BT về cách tính lãi truy thu:
"2. Tính lãi truy thu
2.1. Các trường hợp truy thu:
a) Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN (sau đây gọi là trốn đóng) được cơ quan BHXH, cơ quan có thẩm quyền phát hiện từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng.
b) Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt
hợp đồng lao động (HĐLĐ) về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động chưa đóng: trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.… ".
>>> Luật sư tư vấn tính lãi chậm đóng và truy thu bảo hiểm xã hội: 1900.6568
Như vậy, theo cả quy định về các tính lãi chậm đóng và lãi truy thu thì đều tính dựa trên số lãi hàng tháng, tức là chậm đóng tháng nào thì sẽ tính lãi của tháng đó, số lãi dựa trên số nợ đóng bảo hiểm của mỗi tháng chứ không tính nợ gốc + lãi tháng này lại nhân với lãi của tháng sau tức là lãi mẹ đẻ lãi con, nên số tiền lãi chậm đống tháng 5 sẽ vẫn giữ nguyên ở mức 50 triệu.