Vạch kẻ đường và những biển báo giao thông là những tín hiệu để người tham gia giao thông có thể nhận biết và tuân thủ theo quy định của những tín hiệu đó. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều người không phân biệt được biển báo, tín hiệu giao thông nên đã để xảy ra những vi phạm không đáng có. Dưới đây là cách nhận biết vạch kẻ đường cấm đỗ xe và mức phạt vi phạm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cách nhận biết vạch kẻ đường cấm đỗ xe:
- 2 2. Mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành vạch báo cấm đỗ xe được quy định như thế nào?
- 2.1 2.1. Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
- 2.2 2.2. Xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể xả xe máy điện) gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
- 2.3 2.3. Xử phạt đối với người điều khiển xe kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
- 2.4 2.4. Xử phạt đối với người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
1. Cách nhận biết vạch kẻ đường cấm đỗ xe:
Hiện nay hệ thống Báo hiệu đường bộ được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 52.1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia Việt Nam thì vạch kẻ đường được hiểu là một dạng của biển báo hiệu, chỉ dẫn để hướng dẫn, điều khiển giao thông đường bộ để nhằm nâng cao an toàn trong tham gia giao thông.
Theo đó, việc nhận viết vạch kẻ đường cấm đồ xe cũng được dựa theo các tiêu chí mà QCVN 41:2019/BGTVT đã nêu ra. Cụ thể việc nhận biết vạch kẻ đường cấm đỗ xe căn cứ theo các tiêu chí sau:
1.1. Nhận biết vạch cấm đỗ xe trên đường:
Vạch cấm đỗ xe trên đường được gọi là vạch 6.1. Đây là vạch báo, hướng dẫn cấm đỗ xe trên đường có đặc điểm nhận diện là vạch đứt khúc màu vàng và được sơn tại một trong hai vị trí sau:
– Vị trí thứ nhất: sơn trên bó vỉa sát mép mặt đường của phía cấm đỗ xe. Khi sơn ở vị trí này thì Bộ Giao thông vận tải quy định bề rộng của phần sơn màu vàng của vạch 6.1 này được lấy bằng bề rộng của viên đá vỉa hè hoặc bề rộng tối thiểu là 15 cm. Ngoài ra, khi sơn ở vị trí này thì bề rộng của phần sơn màu vàng được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc là mặt đứng của viên đá vỉa hè tiếp giáp với mặt đường lưu thông giao thông;
– Vị trí thứ hai: nếu không sơn ở vị trí thứ nhất thì có thể lựa chọn sơn ở vị trí thứ hai. Theo đó, khi sơn ở vị trí này thì vạch 6.1 được sơn trên mặt đường phía cấm đỗ xe. Vị trí sơn này phải bảo đảm cách mép đường 30 cm và bề rộng của vạch kẻ là 15 cm.
Vạch cấm đỗ xe trên đường này thể hiện ý nghĩa báo hiệu cho người tham gia giao thông không được phép đỗ xe trên đường tại điểm có vạch báo. Vạch báo cấm đỗ xe trên đường này có thể hoạt động độc lập hoặc cũng có thể phối hợp với ký hiệu chữ “CẤM ĐỖ XE” được ghi trên bề mặt đường nơi kẻ vạch hoặc kết hợp với biển báo “Cấm đỗ xe” được cắm trên đường giao thông. Ngoài ra, khi biển báo này kết hợp với biển báo phụ có ghi rõ thời gian cấm đỗ xe và phạm vi đối tượng bị cấm đỗ xe thì có nghĩa là vạch kẻ này không hạn chế với tất cả mọi đối tượng, mọi khung giờ mà chỉ áp dụng trong một khung giờ hoặc một nhóm đối tượng tham gia giao thông nhất định.
1.2. Nhận biết vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường:
Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường theo QCVN 41:2019/BGTVT được gọi là vạch 6.2. Theo đó, vạch 6.2 này được nhận biết bằng vạch kẻ nét liền màu vàng và được sơn tại một trong các vị trí sau để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết:
– Vị trí thứ nhất: sơn kẻ vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường tại bó vỉa hè sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe. Theo đó, khi vạch 6.2 được bố trí, kẻ vạch trên đường thì sẽ được kẻ ở vị trí trên bó vỉa hè với bề rộng của phần sơn màu vàng được xác định bằng bề rộng của viên đá vỉa hè hoặc tuổi thiều bề rộng của đường kẻ vạch là 15 cm. Ngoài ra thì bề rộng của phần sơn kẻ vạch màu vàng còn được kéo dài trên toàn bộ mặt vát hoặc mặt đứng của viên đá vỉa hè ở phía tiếp giáp với mặt đường lưu thông phương tiện giao thông;
– Vị trí thứ hai: vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe được bố trí ở vị trí không có bó vỉa hè sát mép mặt đường. Trong trường hợp này thì vạch kẻ đường 6.2 được sơn cách mép mặt đường là 30 cm với bề rộng của nét kẻ là 15 cm.
Theo QCVN 41:2019/BGTVT thù vạch 6.2- vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe trên đường có ý nghĩa thông báo cho người tham gia giao thông, sử dụng phương tiện lưu thông trên đường không được phép dừng xe, đỗ xe bên đường. Theo đó, vạch báo này có thể được sử dụng phối hợp với các ký hiệu bằng chữ “CẤM DỪNG, ĐỖ XE” được viết trên mặt được hoặc kết hợp cùng với biển báo “CẤM DỪNG, ĐỖ XE” được cắm trên tuyến đường giao thông. Cũng như vach 6.1- vạch cấm đỗ xe trên đường thì vạch 6.2 này cũng có thể kết hợp với biển báo phụ có ghi rõ thời gian cấm đỗ xe và phạm vi đối tượng bị cấm đỗ xe thì có nghĩa là vạch kẻ này không hạn chế với tất cả mọi đối tượng, mọi khung giờ mà chỉ áp dụng trong một khung giờ hoặc một nhóm đối tượng tham gia giao thông nhất định.
2. Mức xử phạt đối với hành vi không chấp hành vạch báo cấm đỗ xe được quy định như thế nào?
Hiện nay, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện có hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của
2.1. Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô và những phương tiện giao thông khác tương tự xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường (vạch kẻ đường cấm đỗ xe) thì bị phạt tiền vi phạm hành chính với mức tiền từ 300 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng.
Thêm vào đó, nếu người điều khiển xe ô tô đỗ xe không tuân thủ vạch cấm đỗ xe mà sai phạm đó gây ra tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
2.2. Xử phạt đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể xả xe máy điện) gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và những loại xe tương tự như xe mô tô, xe gắn máy khi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền xử phạt từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, khi người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và những phương tiện khác tương tự như xe mô tô, xe gắn máy khi vi phạm mà dẫn đến hậu quả là gây ra tai nạn giao thông thì bị tước Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.
2.3. Xử phạt đối với người điều khiển xe kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng khi không tuân thủ, chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường thì bị xử phạt vi phạm hành chính với mức tiền xử phạt vi phạm là từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP thì người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vi phạm tín hiệu giao thông đường bộ mà gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện có thể bị Giấy phép lái xe hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về Giao thông đường bộ từ 02 tháng đến 04 tháng.
2.4. Xử phạt đối với người điều khiển xe đạp vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe đạp mà để vi phạm chỉ dẫn giao thông đường bộ, vi phạm hiệu lệnh, chỉ dẫn của vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 80 nghìn đồng đến 100 nghìn đồng. Trong trường hợp này, người vi phạm không phải chịu áp dụng hình phạt bổ sung.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/12/2019 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/2021 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2019 Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ