Thu hồi giấy phép doanh nghiệp bảo hiểm là một trong những trường hợp có thể diễn ra trên thực tế nếu phát hiện ra doanh nghiệp này có hành vi vi phạm pháp luật. Vậy các trường hợp thu hồi giấy phép doanh nghiệp bảo hiểm được quy định cụ thể thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp thu hồi giấy phép doanh nghiệp bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức, hoạt động dựa theo các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 và cũng như nằm trong sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác có liên quan điều chỉnh về vấn đề kinh doanh bảo hiểm kinh doanh tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay tồn tại dựa trên các hình thức như doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
Để có thể thực hiện việc kinh doanh bảo hiểm hoặc các lĩnh vực được pháp luật cho phép liên quan đến bảo hiểm thì doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền cũng phải đảm bảo việc thành lập, trong suốt quá trình hoạt động không có hành vi vi phạm dẫn đến bị thu hồi giấy phép thành tập, hoạt động. Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thì việc thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động có thể được diễn ra nếu doanh nghiệp có hành vi vi phạm. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp như:
+ Nếu phát hiện ra hồ sơ mà doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đề nghị cấp giấy phép thành lập hoạt động có những thông tin gian lận để lừa dối cơ quan có thẩm quyền đủ điều kiện được cấp giấy phép nếu bị phát hiện ra thì sẽ bị thu hồi theo đúng quy định;
+ Đối với trường hợp nếu quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 73 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022 mà không tiến hành hoạt động trên thực tế thì cũng sẽ bị thu hồi;
+ Sau khi đã thành lập trong quá trình hoạt động mà có phát sinh việc chia sáp nhập hợp nhất giải thể chấm dứt hoạt động;
+ Mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động nhưng trên thực tế nếu phát hiện ra các hoạt động thực hiện không đúng với nội dung đã được đăng ký tại giấy phép thành lập và hoạt động cũng sẽ bị áp dụng biện pháp nêu trên;
+ Trong một số trường hợp nếu doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm bị phá sản và nhận được quyết định của Tòa án về việc tuyên bố doanh nghiệp này đã bị phá sản theo đúng trình tự;
+ Và cuối cùng doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài của chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam nếu bị phá sản hoặc bị thu hồi giấy phép cũng nằm trong trường hợp thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
Với quy định nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm nếu thuộc một trong các trường hợp đã được quy định cụ thể thì sẽ bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Thủ tục thực hiện thu hồi giấy phép doanh nghiệp bảo hiểm:
Thủ tục thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp về lĩnh vực bảo hiểm tùy thuộc vào các trường hợp bị thu hồi tại Mục 1 của bài viết thì thủ tục thu hồi cũng sẽ có quy trình khác nhau. Với trường hợp bị thu hồi theo quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thì thủ tục thu hồi giấy phép thành lập hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm bảo vệ khi nhân thọ nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau
– Trong thời hạn 20 ngày tính từ ngày ký biên bản xác định các hành vi vi phạm hoặc có bất kỳ một thông tin nào về việc doanh nghiệp bảo hiểm, phi nhân thọ nước ngoài đã bị phá sản thu hồi giấy phép thì Bộ Tài chính sẽ có trách nhiệm gửi công văn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thực hiện các nội dung sau:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm dừng ngay việc giao kết các hợp đồng bảo hiểm tái bảo hiểm mới và không được ký mới ký lại các hợp đồng khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
+ Bên cạnh đó, có trách nhiệm thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo đúng quy định;
– Liên quan đến trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thì khi nhận được Công văn của Bộ Tài chính thì trong thời hạn 6 tháng tại từ ngày nhận được công văn này phải hoàn tất việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm hay không 2022 và Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;
– Sau khi đã nhận được toàn bộ báo cáo về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cũng như nghĩa vụ khác mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải thực hiện thì trong thời hạn 20 ngày sau khi nhận được đầy đủ báo cáo thì Bộ Tài chính có trách nhiệm trong việc quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
– Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thực hiện còn lại các thủ tục giải thể, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo các thủ tục chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điều 115 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
3. Hệ quả của việc thu hồi giấy phép doanh nghiệp đối với giao kết hợp đồng bảo hiểm?
Doanh nghiệp bảo hiểm bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động coi như phải chấm dứt hoàn toàn các hoạt động liên quan đến kinh doanh và bảo hiểm. Chính vì vậy, điều này đem đến hệ quả vô cùng nghiêm trọng đối với những việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với khách hàng. Căn cứ theo khoản 2 Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 thì đối với các trường hợp bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại điểm a,c và e khoản 1 của Điều 75 thì doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam bắt buộc phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm hợp đồng tái bảo hiểm mới; doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bắt buộc phải thực hiện các hoạt động chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm; Quá trình chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sẽ không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thực hiện theo quy định của luật này.
Có thể nhận thấy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải dừng ngay việc giao kết hợp đồng bảo hiểm đối với các trường hợp khi bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động như:
+ Cung cấp, đề nghị cho cơ quan có thẩm quyền để cấp giấy phép thành lập hoạt động có chứa đựng thông tin gian lận;
+ Trong quá trình hoạt động mà bị chia, sáp nhập, hợp nhất, giải thể chứng hoạt động;
+ Hoặc tiến hành hoạt động không đúng với các nội dung đã được ghi nhận và cấp phép trong giấy phép thành lập và hoạt động.
Đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thuộc một trong ba trường hợp được quy định nêu trên sẽ có trách nhiệm thực hiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời, việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo quy định.
Cũng theo quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì quyết định thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo một thể thống nhất và được Bộ tài chính công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022;
– Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm