Quy định về thu hồi đất? Các trường hợp thu hồi đất khác quy định tại Điều 65 Luật đất đai 2013? Bồi thường thiệt hại đối với tài sản, sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất như thế nào?
Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân, do nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật. Trong một số trường hợp nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất đối với người được nhà nước trao quyền sử dụng đất đó hoặc thu lại đất của người vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy theo quy định của pháp luật thì trường hợp nào bị thu hồi đất? Các trường hợp thu hồi đất khác quy định tại Điều 65
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Quy định về thu hồi đất
1.1. Thu hồi đất là gì?
Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 11 Điều 3
1.2. Thẩm quyền thu hồi đất
Thẩm quyền thu hồi đất được quy định tại Điều 66, Luật Đất đai 2013 quy định, cụ thể:
1. UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b, khoản 2 điều này;
b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
2. UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Theo đó có thể thấy pháp luật đã có quy định chi tiết về thẩm quyền thu hồi đất mà theo đó các chủ thể có thẩm quyền làm đúng trách nhiệm và đúng thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp thực hiện sai thẩm quyền sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tùy theo các trường hợp ở các cấp mà thực hiện thủ tục liên quan tới thu hồi đất theo quy định
2. Các trường hợp thu hồi đất khác quy định tại Điều 65 Luật đất đai 2013
Luật đất đai 2013 đã quy đinh những trường hợp khác mà nhà nước thu hồi đất vì một số căn cứ như sau:
Điều 65. Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
“1. Các trường hợp thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người bao gồm:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; người sử dụng đất thuê của Nhà nước trả tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
c) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
d) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn;
đ) Đất ở trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
e) Đất ở có nguy cơ sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người.
2. Việc thu hồi đất theo quy định tại khoản 1 Điều này phải dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết đã có hiệu lực pháp luật đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng tử hoặc quyết định tuyên bố một người là đã chết theo quy định của pháp luật và văn bản xác nhận không có người thừa kế của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người để thừa kế đã chết đó đối với trường hợp thu hồi đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Văn bản trả lại đất của người sử dụng đất đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
d) Quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
đ) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định mức độ ô nhiễm môi trường, sạt lở, sụt lún, bị ảnh hưởng bởi hiện tượng thiên tai khác đe dọa tính mạng con người đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó các trường hợp bị nhà nước thu hồi đất khác được quy định tại điều 65 Luật đất đai 2013 như chúng tôi đã trình bày ở trên thì nếu trong trường hợp người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định của Luật đất đai 2013 thì được bồi thường theo quy định. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất theo quy định. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được luật đất đai quy định phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật hiện hành. Và thực hiện đầy đủ các điều kiện để được bồi thường thu hồi đất
Như vậy, Để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất hộ gia đình, và các cá nhân đang sử dụng đất trong các trường hợp phải đáp ứng điều kiện sau:
– Đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm,
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
Trong rường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.
3. Bồi thường thiệt hại đối với tài sản, sản xuất kinh doanh khi nhà nước thu hồi đất như thế nào?
Khi Nhà nước thu hồi đất mà hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. Khi Nhà nước thu hồi đất mà hộ gia đình, cá nhân phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại. Đây là nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất được ghi nhận tại Điều 88 Luật đất đai 2013 quy định:
Bên cạnh đó, không phải trong bất kỳ trường hợp nào khi Nhà nước thu hồi đất, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất cũng được bồi thường thiệt hại đối với tài sản gắn liền với đất bị thiệt hại theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 92 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi trong các trường hợp sau:
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật đất đai mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
+ Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có
+ Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Các trường hợp thu hồi đất khác quy định tại Điều 65 Luật đất đai 2013 và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành