Các trường hợp tài sản gắn liền với đất được và không được cấp sổ đỏ? Tài sản gắn liền với đất là gì? Xử lí các trường hợp cấp sổ đỏ cho tài sản trên đất nhưng không đủ điều kiện.
Khi sử dụng đất, bên cạnh việc quan tâm về đất có sổ đỏ hay những điều kiện cần thiết để đất được cấp sổ đỏ, vấn đề cấp sổ đỏ cho tài sản trên đất cũng đang được khá đông người sử dụng đất quan tâm. Những tài sản trên đất như nhà ở, công trình xây dựng,… nếu đủ điều kiện sẽ được cấp sổ đỏ. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp tài sản gắn liền với đất được và không được cấp sổ đỏ,hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về những tài sản được và không được cấp sổ đỏ qua bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
– Luật đất đai 2013
Mục lục bài viết
- 1 1. Sổ đỏ là gì? Tài sản gắn liền với đất là gì?
- 2 2. Các trường hợp tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ
- 3 3. Điều kiện cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- 4 4. Các trường hợp tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ
- 5 5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
- 6 6. Xử lí các trường hợp cấp sổ đỏ cho tài sản trên đất nhưng không đủ điều kiện
- 7 7. Trình tự thực hiện việc thủ tục đăng ký tài sản trên đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
1. Sổ đỏ là gì? Tài sản gắn liền với đất là gì?
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là một loại giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành..Loại sổ này có bìa màu đỏ đậm, nội dung bên trong ghi nhận về quyền sử dụng đất của chủ sở hữu. Sổ đỏ là tên gọi tắt của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có thể là đất phi nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp, đất ao, đất ở,…).
Theo Khoản 16 Điều 3 của
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.”
Tài sản gắn liền với đất là gì?
Khái niệm tài sản được định nghĩa tại Điều 105
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 quy định về cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất, như sau:
“Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Luật sư tư vấn vấn đề đất đai qua tổng đài:1900.6568
2. Các trường hợp tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ
Căn cứ vào Điều 104.Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất Luật đất đai 2013
1. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy, tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ bào gồm
1. Nhà ở
2. Công trình xây dựng khác
3. Rừng sản xuất là rừng trông
4. Cây lâu năm
Lưu ý, các tài sản gắn liền với đất được cấp Nhà nước công nhận quyền sở hữu và được cấp chung cùng Sổ đỏ khi đó là tài sản đã hình thành trên thực tế tại thời điểm cấp Sổ đỏ, mặt khác nó phải thuộc quyền sở hữu của người đề nghị được cấp Sổ đỏ.
3. Điều kiện cấp sổ đỏ cho tài sản gắn liền với đất tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Đối với nhà ở (:Điều 31) phải sở hữu các giấy tờ quy định tài Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Đối với công trình xây dựng (Điều 32) phải sở hữu các giấy tờ quy định tài Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Đối với rừng sản xuất là rừng trồng (Điều 33) phải sở hữu các giấy tờ quy định tài Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
– Đối với cây lâu năm (Điều 34) phải sở hữu các loại giấy tờ quy định tài Điều 34 Nghị định 43/2014/NĐ-CP
4. Các trường hợp tài sản gắn liền với đất không được cấp sổ đỏ
Căn cứ vào Điều 35 Luật đất đai 2013 quy định chị tiết các trường hợp không được chứng nhân quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất như sau:
Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này;
2. Nhà ở hoặc công trình xây dựng khác được xây dựng tạm thời trong thời gian xây dựng công trình chính hoặc xây dựng bằng vật liệu tranh tre, nứa, lá, đất; công trình phụ trợ nằm ngoài phạm vi công trình chính và để phục vụ cho việc quản lý, sử dụng, vận hành công trình chính;
3. Tài sản gắn liền với đất đã có thông báo hoặc quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc đã có thông báo, quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Nhà ở, công trình được xây dựng sau thời điểm công bố cấm xây dựng; xây dựng lấn, chiếm mốc giới bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử văn hóa đã xếp hạng; tài sản gắn liền với đất được tạo lập từ sau thời điểm quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà tài sản được tạo lập đó không phù hợp với quy hoạch được duyệt tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
6. Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này;
7. Tài sản tạo lập do chuyển mục đích sử dụng đất trái phép.
5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Căn cứ vào Điều 105 Luật đất đai 2013 Quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với 2 chủ thể như sau :
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
6. Xử lí các trường hợp cấp sổ đỏ cho tài sản trên đất nhưng không đủ điều kiện
Khi tài sản trên đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng vẫn được cấp sổ đỏ thì sổ đỏ sẽ bị thu hồi theo quy định pháp luật. Theo Khoản 4 Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (Điểm b, Điểm c Khoản 4 được sửa đổi bởi Khoản 56 Điều 2
Trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra có văn bản kết luận Sổ đỏ đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét:
- Nếu kết luận của cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra là đúng thì quyết định thu hồi Sổ đỏ đã cấp
- Trường hợp xem xét, xác định Sổ đỏ đã cấp là đúng quy định của pháp luật thì phải thông báo lại cho cơ quan điều tra, cơ quan thanh tra
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ đỏ phát hiện Sổ đỏ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì:
- Kiểm tra lại
- Thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi Sổ đỏ đã cấp không đúng quy định
Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Sổ đỏ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai thì:
- Gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ đỏ.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Sổ đỏ có trách nhiệm kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi Sổ đỏ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai
Cơ quan trực tiếp thu hồi: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Sổ đỏ đã thu hồi theo quyết định thu hồi Sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền.
7. Trình tự thực hiện việc thủ tục đăng ký tài sản trên đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người thực hiện thủ tục chuẩn bị hồ sơ gồm những thành phần sau:
- Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo
Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về hồ sơ địa chính; - Một trong các loại giấy tờ chứng nhận tài sản là nhà ở nêu trên;
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, người thực hiện thủ tục nộp tại Bộ phận một của của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, cơ quan cấp giấy biên nhận và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày, cơ quan tiếp nhận phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Khi nhận được hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện những việc sau:
- Cập nhật thông tin vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Gửi thông tin đến cơ quan thuế để xác định và thông báo nghĩa vụ tài chính cho người thực hiện thủ tục; chuẩn bị hồ sơ chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận.
Cơ quan tài nguyên và môi trường sau khi nhận được hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; sau khi duyệt chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để trả kết quả.
Lệ phí đăng ký tài sản trên đất: Do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định cho mỗi địa phương.
Bước 4: Trả kết quả
Người thực hiện thủ tục mang theo phiếu hẹn trả kết quả đến Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai để lấy kết quả.