Các trường hợp không làm việc vẫn hưởng nguyên lương mới nhất. Nghỉ những trường hợp nào mà vẫn được hưởng lương theo quy định?
Theo quy định mới của Bộ luật lao động 2019 thì những trường hợp nào không làm việc vẫn được hưởng nguyên lương. Đây là thắc mắc của rất nhiều người lao động khi
Nội dung tư vấn:
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương
- 2 2. Nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca vẫn hưởng nguyên lương
- 3 3. Nghỉ lễ, nghỉ tết hưởng nguyên lương
- 4 4. Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
- 5 5. Ngừng việc hưởng nguyên lương
- 6 6. Tạm đình chỉ công việc hưởng nguyên lương
- 7 7. Đang trong thời gian điều trị tai nạn lao động
- 8 8. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
- 9 9. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc mang thai ở tháng thứ 7, lao động nữ trong thời gian hành kinh, lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
1. Trường hợp nghỉ hàng năm hưởng nguyên lương
Thời gian nghỉ hàng năm là khoảng thời gian người lao động được nghỉ trong một năm làm việc. Số ngày nghỉ hàng năm của người lao động được tính tùy thuộc vào thời gian làm việc thực tế của người lao động trong năm đó. Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì người lao động sẽ được nghỉ hàng năm như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra, số ngày nghỉ hàng năm của người lao động còn được tính theo thâm niên làm việc. Cứ 05 (năm) năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì được tính nghỉ thêm một ngày làm việc, số ngày nghỉ thêm nhiều hay ít phụ thuộc vào tổng số năm thực tế làm việc.
2. Nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca vẫn hưởng nguyên lương
Nghỉ trong giờ làm việc là khoảng thời gia người lao động được nghỉ giữa ca làm việc, được tính vào thời gian làm việc và được trả nguyên lương. Theo quy định tại Điều 109 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc trong thời gian làm việc bình thường 08 giờ/ ngày từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc“.
Nghỉ chuyển ca là thời gian người lao động được nghỉ giữa hai ca làm việc. Trong trường hợp làm theo ca, pháp luật hiện hành cũng như Bộ luật lao động năm 2019 cũng quy định người lao động được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.
3. Nghỉ lễ, nghỉ tết hưởng nguyên lương
Là những ngày nghi truyền thống theo phong tục, tập quán, tôn giáo, điều kiện kinh tế của nước ta. Hiện nay, theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 tại Điều 112 thì ngày nghỉ lễ tết được xác định như sau:
“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)”.
Ngoài những ngày nghỉ nghỉ lễ, tết được hưởng lương theo quy định của pháp luật, người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được nghỉ thêm ngày tết cổ truyền dân tộc, ngày quốc khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương. Và hơn nữa, theo quy định mới này thì người lao động sẽ không được nghỉ bù nếu ngày nghỉ lễ tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần.
4. Nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
Nghỉ việc riêng là quy định của Nhà nước cho phép người lao động được nghỉ việc nhằm giải quyết tình cảm cá nhân hoặc gia đình họ. Trong thời gian nghỉ việc riêng theo quy định người lao động được hưởng nguyên lương. Theo pháp luật hiện hành, nghỉ việc riêng bao giờ cũng dựa trên cơ sở đề nghị của người lao động và chỉ trong hai trường hợp giải quyết việc hiếu và giải quyết việc hỉ, cụ thể:
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày
(Theo quy định tại Khoản 1 Điều 115
5. Ngừng việc hưởng nguyên lương
Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019, thì trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động vẫn được trả lương, cụ thể như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
6. Tạm đình chỉ công việc hưởng nguyên lương
Tạm đình chỉ công việc của người lao động là biện pháp do người sử dụng lao động áp dụng một thời gian nhất định trong trường hợp người lao động vi phạm kỉ luật lao động mà vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiế tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ. Theo quy định. Theo quy định tại Điều 128 Bộ luật lao động năm 2019 thì thời gian người lao động tạm đình chỉ công việc thì tiền lương được giải quyết như sau:
“Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.”
Nếu hết thời gian tạm đình chỉ công việc mà người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc. Còn ngược lại, nếu người lao động bị xử lý kỷ luật thì người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
7. Đang trong thời gian điều trị tai nạn lao động
Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, tại nơi làm việc và trong giờ làm việc. Đối với người lao động bị tai nạn lao động thì ngoài các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã cho người lao động bị tai nạn lao động thì người lao động được hưởng quyền lợi từ người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 38 Luật Vệ sinh an toàn lao động năm 2015, trong đó tại khoản 3 Điều này có quy định rõ:
“3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;”
Như vậy, trong thời gian người lao động đang được điều trị tai nạn lao đọng thì vẫn được người sử dụng lao động chi trả tiền lương trong khoảng thời gian đó.
8. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì người sử dụng lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp động trong một số trường hợp nhất định. Do đó nếu người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không đúng theo quy định của pháp luật thì người sử dụng phải bồi thường, mức bồi thường được quy định cụ thể tại 41
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
…
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.”
9. Lao động nữ làm công việc nặng nhọc mang thai ở tháng thứ 7, lao động nữ trong thời gian hành kinh, lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi
Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019 thì lao động nữ làm công việc nặng nhọc, độc hại ở tháng thứ 7 hay nuôi con dưới 12 tháng tuổi được hưởng các quyền sau:
“2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có
Như vậy, đối với lao động động làm việc trong điều kiện công việc đặc biêt: nặng nhọc độc hại, nguye hiểm nếu mang thai ở tháng thứ 7 thì sẽ được giảm bớt 1 giờ làm việc mà không bị trừ tiền lương.
Ngoài ra lao động nữ trong thời gian hành kinh sẽ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động (Khoản 4 Điều 137 Bộ luật lao động năm 2019).