Hành nghề công chứng là một trong những biện pháp hỗ trợ tư pháp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo an toàn pháp lý trong những giao dịch. Hiện nay có các trường hợp không được đăng ký hành nghề công chứng?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp không được đăng ký hành nghề công chứng:
Ngày nay, công chứng giữ một vai trò vô cùng quan trọng hoạt động bổ trợ tư pháp. Để có thể hành nghề công chứng thì các công chứng viên phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn đã được quy định tại Luật công chứng, cũng như phải được bổ nhiệm hành nghề công chứng bởi Bộ trưởng Bộ tư pháp. Theo Điều 3 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng thì chức năng xã hội của công chứng viên được ghi nhận như sau: các cá nhân giữ vị trí là công chứng viên sẽ cung cấp dịch vụ công do nhà nước ủy quyền và công việc chính là đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên khi tiến hành tham gia ký kết hợp đồng hoặc các giao dịch về dân sự; trong quá trình đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên nếu nhận thấy những dấu hiệu có thể xảy ra tranh chấp thì đề xuất ra những phương án hoặc hướng giải quyết phòng ngừa tranh chấp điều này góp phần bảo vệ đến quyền lợi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cũng như hỗ trợ về việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
Hành nghề công chứng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống hiện nay tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng sẽ được đăng ký hành nghề công chứng. Từ ngày 2 tháng 10 năm 2023 Bộ trưởng Bộ tư pháp đã ban hành Thông tư 08/2023/TT-BTP hướng dẫn về tập sự hành nghề công chứng. Theo quy định thì có 6 trường hợp cơ bản sẽ không được đăng ký theo sự hành nghề tính từ ngày 20 tháng 11 năm 2023. Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BTP thì những người làm trong các trường hợp dưới đây sẽ không có quyền được đăng ký tập sự hành nghề công chứng:
– Thứ nhất, đối với các cá nhân đang phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực của pháp luật của Tòa án về tội phạm mà do người này thực hiện một cách vô ý nhưng vẫn chưa đủ điều kiện để xóa án tích hoặc về tội phạm cố ý;
– Thứ hai, cá nhân nếu đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo đúng quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cũng sẽ không được tiến hành đăng ký thật sự hành nghề công chứng;
– Thứ ba, để có thể thực hiện tốt được công việc hành nghề công chứng thì các cá nhân phải đảm bảo về năng lực hành vi dân sự cũng như nhận thức làm chủ được hành vi của mình. Chính vì vậy trường hợp người bị mất bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong việc nhận thức, làm chủ hành vi cũng không đủ tiêu chuẩn để thực hiện việc hành nghề;
– Thứ tư, một số người đang giữ vị trí là cán bộ, công chức, viên chức, trừ những viên chức đang làm việc tại phòng công chứng hoặc cá nhân đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân hoặc sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân cũng là một trong những trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện việc đăng ký hành nghề;
– Thứ năm, cán bộ đang bị áp dụng hình thức kỷ luật như bãi nhiệm hoặc công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc; còn trong trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân nếu bị áp dụng kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc bị áp dụng hình thức đưa ra khỏi ngành;
– Thứ sáu, trường hợp người đang làm việc theo
Như vậy với quy định nêu trên thì có 6 trường hợp cơ bản cá nhân sẽ không có quyền được đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Điều kiện để trở thành công chứng viên:
Cá nhân để trở thành một công chứng viên thì phải đảm bảo những tiêu chuẩn đã được quy định tại Luật công chứng. Hiện nay, tại Điều 8 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng đã ghi nhận các tiêu chuẩn sau đây để có thể trở thành công chứng viên:
– Thứ nhất, công dân phải đảm bảo nơi sinh sống đó là nơi thường trú tại Việt Nam trong suốt quá trình sinh sống tại quốc gia này, luôn thể hiện rõ quan điểm và tinh thần và hành động tuân thủ hiến pháp, pháp luật; được đánh giá là cá nhân có phẩm chất đạo đức tốt và đầy đủ các tiêu chuẩn để được xem xét bổ nhiệm làm công chứng viên. Các cá nhân phải đảm bảo những yêu cầu về việc có bằng cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo chính quy;
– Thứ hai, cần có thời gian công tác pháp luật tối thiểu từ 5 năm trở lên tại các cơ quan tổ chức sau khi đã sở hữu bằng cử nhân luật; Để có thể hành nghề công chứng viên thì cá nhân này phải tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng đã được ghi nhận tại Điều 9 của Luật công chứng nếu không thể đảm bảo được điều kiện tốt nghiệp hóa đào tạo nghề công chứng thì phải hoàn thành khóa bồi dưỡng ngành công chứng đã được quy định tại khoản 2 của Điều 10 Luật này;
– Thứ ba, trước khi trở thành công chứng viên thì cá nhân phải tiến hành tập sự hành nghề công chứng và trong suốt quá trình tập sự hành nghề này phải đạt yêu cầu kiểm tra kết quả; Để hỗ trợ tốt cho quá trình hành nghề công chứng thì các cá nhân cũng phải đảm bảo những yếu tố liên quan đến sức khỏe để phục vụ tốt đối với công việc của mình
Lưu ý rằng: đối với đào tạo nghề công chứng đã được quy định tại điều chỉnh của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng thì các cá nhân đã sở hữu bằng cử nhân luật sẽ được tham dự khóa đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo với công chứng và thời gian để hoàn tất việc đào tạo nghề này là 12 tháng. Nếu kết quả của chương trình đào tạo nghề công trường đã đảm bảo thì cơ sở đào tạo ngành Công chứng sẽ cấp cho giấy chứng nhận tốt nghiệp hóa đào tạo nghề công chứng.
3. Quy định về thời gian tập sự hành nghề công chứng:
Hiện nay, thời hạn tập sự hành nghề công chứng là một trong những quy định bắt buộc phải tuân thủ khi cá nhân trở thành công chứng viên. Căn cứ theo Điều 11 của Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng thì các cá nhân sở hữu giấy chứng nhận tốt nghiệp hóa đào tạo ngành công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng và công chứng phải tiến hành tập sự hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng hợp pháp;
Việc lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng có thể sẽ được người tập sự tự liên hệ tìm kiếm và những tổ chức này cũng phải đảm bảo đầy đủ điều kiện để nhận tập sự về việc tập sự tại tổ chức đó; trường hợp không thể tự liên hệ được thì đề nghị Sở tư pháp ở địa phương nơi người đó muốn tập sự bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng và tổ chức này đảm bảo đầy đủ điều kiện để nhận tập sự.
Hiện nay người tập sự phải có trách nhiệm trong việc đăng ký tại Sở tư pháp ở địa phương nơi có tổ chức hành nghề công chứng huyện tập sự. Để hoàn tất quá trình tập sự hành nghề công chứng thì thời gian thực hiện đó là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp hóa đào tạo ngành công chứng còn trong trường hợp người có giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp công chứng thì thời gian thật sự hành nghề là 6 tháng. Thời gian được xác định là tập sự hành nghề công chứng sẽ được tính từ ngày đăng ký tập sự.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư 08/2023/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2018 Luật công chứng.