Các trường hợp không cần phải đóng bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021. Các trường hợp miễn đóng bảo hiểm xã hội, không cần phải đóng BHXH theo quy định mới nhất hiện hành năm 2020.
Bảo hiểm xã hội là chính sách quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, đã được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và Nhà nước cũng đang đưa ra các biện pháp khuyến khích người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp Nhà nước không bắt buộc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội
Tư vấn các trường hợp bắt buộc và không bắt buộc phải đóng BHXH trực tuyến: 1900.6568
Theo các quy định pháp luật hiện nay, cụ thể các trường hợp không cần phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
Thứ nhất, những đối tượng không thuộc đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định.
Các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Dựa vào quy tắc loại trừ từ các trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc suy ra các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Như vậy, ngoài những trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội như Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ thuộc trường hợp không cần phải đóng bảo hiểm xã hội. Ví dụ như:
+ Người không tham gia lao động và người làm những công việc mà không ký kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp này có thể kể đến: lao động dịch vụ hay người làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp,… những người lao động này không thuộc đơn vị, tổ chức nào nên cũng không có công đoàn hay phụ thuộc vào bên sử dụng lao động. Cũng chính vì mục đích của bảo hiểm xã hội bắt buộc là giúp người lao động yên tâm khi tham gia vào các tổ chức, doanh nghiệp, còn đối tượng này có thuộc tính tự làm, tự tiêu, không bị gò bó về thời gian hay sản phẩm nên Nhà nước cũng không ép buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Hiện nay, Nhà nước có các biện pháp khuyến khích các đối tượng này tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
+ Người tham gia lao động có thời hạn lao động dưới 01 tháng.
Trong quy định về đối tượng áp dụng trên chỉ nhắc tới người tham gia lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội, đối tượng lao động mùa vụ hay làm việc có thời hạn từ đủ 01 tháng đến 03 tháng thì người lao động và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội là đối tượng mới được thêm vào
+ Người tham gia lao động theo hình thức hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thử việc, học việc, thực tập,…
Nhóm đối tượng này cũng không được pháp luật bảo hiểm quy định bắt buộc phải tham gia cũng một phần do sự thiếu ổn định và thiếu gắn bó của họ. Đứng về phía người sử dụng lao động, nếu luật định bảo hiểm xã hội bắt buộc để bảo vệ quyền lợi cho nhóm này thì cũng là thiệt thòi cho người sử dụng lao động. Hơn nữa việc thử việc, học việc, thực tập cũng chưa đem lại lợi ích hay giá trị đối với người sử dụng lao động nên họ cũng không có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ này với nhóm đối tượng lao động này. Còn đối với người lao động nhóm này thì đây thực sự là thiệt thòi, vì kém tay nghề và trong quá trình tích lũy kinh nghiệm này lại không được hưởng quyền lợi gì từ phía người sử dụng lao động. Nhà nước cần đưa ra giải pháp phù hợp để cân bằng lợi ích cho người thử việc, học việc hay thực tập có thể tập trung phát triển bản thân, tương lai là nguồn nhân lực lao động chất lượng.
+ Người lao động là công dân nước ngoài vào Việt Nam không có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam cấp.
Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định về lao động là công dân nước ngoài chỉ phải đóng bảo hiểm bắt buộc khi có các loại giấy phép. Vậy nên, người nước ngoài sang Việt Nam tham gia lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ: giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề thì sẽ được bảo đảm quyền và lợi ích của mình tốt nhất .
Tuy nhiên, những đối tượng không cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng dựa vào thu nhập hàng tháng của mình.
Thứ hai, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 85 và khoản 4 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó, người lao động và người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do đó, trong một tháng người lao động không tham gia làm việc, không hưởng lương tổng thời gian cộng dồn từ 14 ngày trở lên thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn không phải đóng bảo hiểm xã hội nhưng khoảng thời gian này vẫn được tính là tham gia bảo hiểm xã hội do được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.
Thứ ba, những trường hợp miễn đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 4 điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 gồm:
+ Người đang hưởng lương hưu hàng tháng theo luật định.
Người đã nghỉ việc hưởng lương hưu tham gia lao động và ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ đủ 01 tháng trở lên thì không phải đóng bảo hiểm xã hội, nhưng người sử dụng lao động phải trả vào lương một khoản tiền tương đương với tiền đóng bảo hiểm xã hội
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP.
+ Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg quy định về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng và Quyết định số 613/QĐ-TTG quy định về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động.
+ Quân nhân; Công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Những đối tượng thuộc trường hợp miễn đóng bảo hiểm xã hội cũng tức là không cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên những đối tượng này cũng có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật định. Vì vậy, thực hiện bảo hiểm xã hội cho tất cả lao động nói chung và bản thân người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nói riêng vừa là mục tiêu vừa là giải pháp tích cực góp phần thực hiện công bằng xã hội trong hệ thống chính sách an ninh xã hội, đảm bảo cho mọi người dân, không phân biệt thành phần kinh tế, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính,.. đều được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những quy định về các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội mới nhất. Mọi thắc mắc hay các yêu cầu dịch vụ liên quan về bảo hiểm hãy liên hệ với Luật Dương gia để được giải đáp và hỗ trợ một cách tốt nhất. Một số dịch vụ của Luật Dương gia trong lĩnh vực này như sau:
+ Tư vấn luật bảo hiểm trực tuyến miễn phí qua tổng đài 1900.6568
+ Tư vấn các trường hợp không phải tham gia bảo hiểm xã hội
+ Tư vấn cách thức tham gia bảo hiểm tự nguyện theo hộ gia đình
Mục lục bài viết
- 1 1. Có phải đóng bảo hiểm xã hội khi sử dụng lao động đã nghỉ hưu?
- 2 2. Những trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội
- 3 3. Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động
- 4 4. Đóng bảo hiểm xã hội thế nào khi làm việc tại 2 công ty?
- 5 5. Con của thương bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học có được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?
1. Có phải đóng bảo hiểm xã hội khi sử dụng lao động đã nghỉ hưu?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi có nhu cầu tư vấn cụ thể như sau: Công ty tôi có nhu cầu tuyển dụng 1 người lao động đã nghỉ hưu (Nam, 61 tuổi) làm việc cho công ty trong 06 tháng. Tôi muốn hỏi trách nhiệm về bảo hiểm của công ty tôi đối với người lao động này như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.
5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.
Theo như bạn trình bày thì bạn thuê lao động đã nghỉ hưu là nam, 61 tuổi, như vậy thì người lao động này sẽ không phải tham gia bảo hiểm nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn phải trả vào tiền lương một khoản tương ứng với tiền bảo hiểm mà đáng ra họ được hưởng.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư:1900.6568 để được giải đáp.
2. Những trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, bên tôi là doanh nghiệp sản xuất gia công hàng tiêu dùng, do khó khăn nên doanh nghiệp thu hẹp sản xuất. Đã đảm bảo cho số lượng lao động nghỉ việc theo đúng quy định của “Bộ luật lao động 2019”. Đến nay có một số lao động còn lại, doanh nghiệp muốn tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội cho họ trong khoảng 2 tháng có được không? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 cho phép các doanh nghiệp được phép tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn không quá 12 tháng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là áp dụng quỹ hưu trí và tử tuất.
Theo quy định của Nghị định 115/2015/NĐ – CP quy định chi tiết về vấn đề tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Thứ nhất: Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
+ Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;
+ Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.
Thứ hai: Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp nêu trên được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:
+ Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;
+ Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).
Thứ ba: Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất
+ Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.
Nếu hết thời hạn tạm dừng đóng người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật.Thời điểm tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tính từ tháng người sử dụng lao động có văn bản đề nghị.
3. Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Tôi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ tháng 7/2015. Hiện tại, công ty có tất cả 9 nhân viên, nhưng chúng tôi không được tham gia bất kì loại bảo hiểm nào, và cũng không có ngày nghỉ phép năm. Vì số lượng nhân viên ít nên chúng tôi cũng không có công đoàn để đứng ra đòi hỏi quyền lợi cho mình. Xin hỏi luật sư, có quy định nào bắt buộc người sử dụng lao động phải đóng BHXH cho người lao động và cho người lao động nghỉ phép năm không? Nếu có thì chúng tôi những người lao động phải làm gì để người sử dụng lao động thực hiện các nghĩa vụ đó. Mong được hồi đáp từ luật sư. Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ tháng 7/2015, doanh nghiệp bao gồm tất cả 9 nhân viên, và không được tham gia bất cứ loại bảo hiểm nào, và không được nghỉ phép năm.
Thứ nhất, đối với việc tham gia các loại bảo hiểm.
Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về trách nhiệm người sử dụng lao động, khi ký kết hợp đông lao động với người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Theo Điều 44 Luật Việc làm năm 2013 quy định về tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội sau 30 ngày, kể từ ngày hợp động lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.
Với các quy định pháp luật trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia hai loại bảo hiểm cơ bản cho người lao động đó là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, người lao động nghỉ phép hàng năm.
Tại Điều 111 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về nghỉ hàng năm:
Người lao động có đủ 12 tháng làm việc trong một năm cho một người sử dụng lao động, sẽ được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động theo quy định trên. Nếu bạn đáp ứng điều kiện về nghỉ hằng năm, bạn có quyền yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết cho việc nghỉ hằng năm của bạn theo quy định pháp luật.
Với hành vi, người sử dụng lao động không đóng các bảo hiểm theo quy định pháp luật cho người lao động, tại Điều 26 Nghị định 88/2015/NĐ-CPngười sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thật nghiệp tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với hành vi người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp. Đồng thời sẽ phải có các biện pháp khắc phục như quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.
Bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động để tố cáo hành vi này. Và yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.
Nếu, người sử dụng lao động không cho bạn nghỉ hằng năm khi đã có yêu cầu của bạn, bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Phạt tiền người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên”.
Với hành vi trên của người sử dụng lao động, sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng vi phạm từ 1 đến 10 người lao động về chế độ nghỉ hằng năm.
4. Đóng bảo hiểm xã hội thế nào khi làm việc tại 2 công ty?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm việc tại công ty A và tham gia các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Nay tôi xin làm thêm cùng lúc tại công ty B thì việc đóng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP có quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động.
Theo đó, người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Đối với trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc trong trường hợp người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Khi đó, người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung nội dung về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc trong hợp đồng lao động theo quy định.
Như vậy, nếu bạn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ 02 nơi trở lên, thì đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ở nơi giao kết hợp đồng lao động đầu tiên và đóng bảo hiểm y tế tại nơi giao kế hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.
Công ty còn lại có trách nhiệm trả phần nghĩa vụ của mình về các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào lương hàng tháng cho người lao động.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết
Hồ sơ đề nghị người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc bao gồm:
– Giấy đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc
– Thẻ bảo hiểm y tế và các giấy tờ liên quan khác (nếu có) cho người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất trong số các hợp đồng còn lại khi thay đổi trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
5. Con của thương bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học có được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vài thắc mắc về bảo hiểm y tế muốn hỏi và nhờ quý vị trả lời giúp. Tôi là con Thương binh 1/4, nhiếm chất độc hóa học, hiện tại tôi 35 tuổi và đang đi làm, ở công ty tôi có đóng bảo hiểm y tế cho tôi, nhưng theo tôi được biết quy định tôi được nhà nước cấp bảo hiểm y tế miễn phí vì tôi là con của thương bệnh bình, người nhiễm chất độc hóa học. Xin quý công ty cho hỏi tôi có phải đóng bảo hiểm y tế tại công ty tôi đang làm nữa không? Tôi được cty tôi đang làm đóng bảo hiểm y tế tại Bệnh viện y học cổ truyền thành phố Bắc Ninh, nhưng nay tôi muốn khám ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh, hoặc bệnh viên tư nhân, bệnh viện tuyến huyện… nằm trên tỉnh Bắc Ninh, thì tôi có cần phải có giấy chuyển viện hay không? Tôi phải làm thủ tục gì, tôi có được khám ở đó với chế độ như Bệnh viện y học cổ truyền Bắc Ninh nơi tôi đang tham gia Bảo hiểm y tế đó? Xin cảm ơn quý công ty?
Luật sư tư vấn:
Về nhóm đóng bảo hiểm y tế
Tại Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về nhóm đóng bảo hiểm y tế như sau:
– Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
– Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
+ Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
+ Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
+ Trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
+ Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
+ Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
+ Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
– Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
+ Học sinh, sinh viên.
Đồng thời tại khoản 6 Điều 17 Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có quy định như sau:
“Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau quy định tại Điều này thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều này. Riêng đối tượng tại Điểm 3.5 Khoản 3 chỉ tham gia theo đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi”.
Căn cứ vào quy định này trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và đơn vị đóng.Trừ đối tượng tham gia là trẻ em dưới 6 tuổi.
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Quyết định 959/2015/QĐ-BHXH thì trường hợp của bạn đang đóng bảo hiểm y tế thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng: Người có công với cách mạng thì vẫn bắt buộc đóng theo công ty bạn đang làm việc.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế
Tại khoản 3, 4 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Căn cứ vào quy định này thì trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ như sau:
+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng 100% của từng nhóm đối tượng đóng bảo hiểm xã hội.
Trừ đối tượng là người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng 100%.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, nơi khám chữa bệnh ban đầu của bạn là Bệnh viên y học cổ truyền Bắc Ninh thuộc bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Ninh cũng thuộc tuyến tỉnh. Vì vậy, nếu bạn khám ở bệnh Bệnh Viện Đa Khoa Bắc Ninh bạn vẫn được hưởng 60% so với nơi khám, chữa bệnh ban đầu Bệnh viên y học cổ truyền Bắc Ninh.
Nếu bạn khám, chữa bệnh ở tuyến huyện bạn vẫn được hưởng như chế độ tại nơi khám, chữa bệnh ban đầu Bệnh viên y học cổ truyền Bắc Ninh.
Trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
– Tại Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định về các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:
+ Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa, hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh;
+ Người có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã chuyển tuyến đến bệnh viện huyện, bao gồm cả các bệnh viện huyện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh (trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền);
+ Người có thẻ bảo hiểm y tế được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn;
+ Trường hợp cấp cứu;
+ Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đi công tác, học tập, làm việc lưu động hoặc tạm trú dưới 12 tháng tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa phương đó tương đương với tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp địa phương đó không có cơ sở y tế tương đương thì người tham gia bảo hiểm y tế được lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu.
Luật sư tư vấn hỗ trợ bảo hiểm y tế cho con thương binh:1900.6568
– Tại Điều 12 Thông tư 40/2015/TT-BYT quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định về Giấy chuyển tuyến đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế như sau:
+ Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi;
+ Trường hợp người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và sau đó được chuyển tiếp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi.