Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các hình thức đấu thầu? Nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu? Lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu? Lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn nhà thầu?
Luật đấu thầu số 43/QH13 có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2014 và
Thứ nhất, nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu:
Đối với trường hợp sau khi áp dụng cách tính ưu đãi theo quy định của pháp luật, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu tham dự thầu xếp hạng ngang nhau thì áp dụng ưu tiên cho nhà thầu mà hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
Đối với trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi theo quy định của pháp luật thì khi tính ưu đãi chỉ được xác định hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Đối với các gói thầu hỗn hợp, việc xác định và tính ưu đãi cho nhà thầu phải căn cứ vào tất cả các đề xuất của nhà thầu trong toàn bộ phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được xác định hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) đạt từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Thứ hai, ưu đãi đối với gói thầu áp dụng đấu thầu quốc tế:
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn:
– Trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, lựa chọn phương pháp giá thấp nhất thì nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó nhằm mục đích so sánh, xếp hạng nhà thầu;
– Trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, lựa chọn phương pháp giá cố định hoặc phương pháp dựa trên kỹ thuật thì nhà thầu nào thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được cộng thêm 7,5% điểm kỹ thuật của nhà thầu vào điểm kỹ thuật của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng nhà thầu;
– Trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, lựa chọn phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá, nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng nhà thầu.
Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp:
– Trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh lựa chọn áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng nhà thầu;
– Trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh lựa chọn áp dụng phương pháp giá đánh giá thì nhà thầu không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) vào giá đánh giá của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng nhà thầu;
– Trường hợp gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, xây lắp, hỗn hợp áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh lựa chọn áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì nhà thầu thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được cộng thêm 7,5% điểm tổng hợp của nhà thầu vào điểm tổng hợp của nhà thầu đó để so sánh, xếp hạng nhà thầu.
Thứ ba, ưu đãi đối với hàng hoá trong nước:
Hàng hóa mà nhà thầu đề xuất trong Hồ sơ dự thầu, Hồ sơ đề xuất chỉ được hưởng ưu đãi khi nhà thầu chứng minh được hàng hóa đó có chi phí sản xuất trong nước (tỷ lệ nội địa hoá) chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trong giá hàng hóa. Tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa để xác định hưởng ưu đãi được tính theo công thức sau đây: D (%) = G*/G (%)
Trong đó:
– G*: Là chi phí sản xuất trong nước được tính bằng giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sau khi đã trừ đi phần giá trị thuế và tất cả các chi phí nhập ngoại bao gồm cả phí, lệ phí;
– G: Là giá chào của hàng hóa trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sau khi trừ đi giá trị thuế;
– D: Là tỷ lệ % chi phí sản xuất trong nước của hàng hóa. D có giá trị từ 25% trở lên thì hàng hóa đó thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Cách tính ưu đãi:
– Trường hợp gói thầu mua sắm hàng hoá áp dụng phương pháp giá thấp nhất thì hàng hóa do nhà thầu đề xuất không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của nhà thầu nhằm mục đích so sánh, xếp hạng nhà thầu;
– Trường hợp gói thầu mua sắm hàng hoá áp dụng phương pháp giá đánh giá thì hàng hóa không thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ phải cộng thêm một khoản tiền bằng 7,5% giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa đó vào giá đánh giá của nhà thầu để so sánh, xếp hạng nhà thầu;
– Trường hợp gói thầu mua sắm hàng hoá áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá thì hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi sẽ được cộng điểm ưu đãi vào điểm tổng hợp theo công thức sau đây:
Điểm ưu đãi = 0,075 x (giá hàng hóa ưu đãi /giá gói thầu) x điểm tổng hợp
Trong đó: Giá hàng hóa ưu đãi là giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) của hàng hóa thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi.
Thứ tư,ưu đãi đối với đấu thầu trong nước:
Trường hợp Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu tham gia đấu thầu có số lao động là nữ giới hoặc có số lao động là thương binh, người khuyết tật chiếm tỷ lệ từ 25% trở lên trên tổng số lao động của nhà thầu đó và đáp ứng điều kiện đã giao kết
Luật sư
Trường hợp gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thì chỉ cho phép các nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Các nhà thầu không phải là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ thì không được tham gia gói thầu xây lắp có giá gói thầu thấp hơn 05 tỷ đồng.
Trường hợp sau khi ưu đãi nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các nhà thầu tham dự cùng xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên xếp hạng cao hơn cho nhà thầu ở địa phương nơi triển khai gói thầu.
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các hình thức đấu thầu
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Chính vì thế khi lựa chọn nhà thầu phù hợp đủ tiêu chuẩn cần phải thông qua một quy trình lựa chọn cụ thể và rõ ràng. Theo đó quy trình lựa chọn nhà thầu sẽ được phân chia theo từng hình thức lựa chọn cụ thể.
Thứ nhất: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ hai: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được thực hiện như sau:
Bước 1: Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
Thứ ba: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện như sau:
Bước 1: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ tư: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
Bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Thứ 5: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Cuối cùng: Ký kết hợp đồng.
Thứ 6: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 2: Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 4: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Bước 5: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Cuối cùng: Ký kết hợp đồng.
Thứ 7: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn;
Bước 3: Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
Bước 4: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Như vậy, ở mỗi hình thức khác nhau thì quy trình lựa chọn cũng được tổ chức thực hiện khác nhau, điều đó đảm bảo cho việc lựa chọn nhà thầu được công khai, minh bạch và đạt được kết quả cao nhất.
2. Nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp.
Để đảm bảo quyền lợi trong hoạt động lựa chọn nhà thầu thì cần phải tiến hành theo những nguyên tắc được quy định trong Luật đấu thầu và những nguyên tắc ưu đãi trong việc lựa chọn nhà thầu.
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định những nguyên tắc ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu.
Theo đó, trường hợp sau khi tính ưu đãi, nếu các hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất xếp hạng ngang nhau thì ưu tiên cho nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động địa phương hơn (tính trên giá trị tiền lương, tiền công chi trả).
Tức là, sau khi tính ưu đãi xong mà những hồ sơ dự thầu xếp hạng ngang nhau thì nhưng nhà thầu có đề xuất chi phí trong nước cao hơn hoặc sử dụng nhiều lao động hơn thì sẽ được ưu tiên hơn so với những nhà thầu còn lại.
Trường hợp nhà thầu tham dự thầu thuộc đối tượng được hưởng nhiều hơn một loại ưu đãi thì khi tính ưu đãi chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Tức là, nhà thầu chỉ được hưởng một loại ưu đãi cao nhất theo quy định của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu kể cả trong trường hợp nhà thầu đó thuộc đối tượng được hưởng nhiều loại ưu đãi.
Đối với gói thầu hỗn hợp, việc tính ưu đãi căn cứ tất cả các đề xuất của nhà thầu trong các phần công việc tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp. Nhà thầu được hưởng ưu đãi khi có đề xuất chi phí trong nước (chi phí tư vấn, hàng hóa, xây lắp) từ 25% trở lên giá trị công việc của gói thầu.
Đối với những gói thầu hỗn hợp thì nhà thầu sẽ được hưởng ưu đãi khi có những đề xuất chi phí trong nước như là chi phí cho việc xây lắp, chi phí cho việc tư vấn khách hàng, chi phí cho hàng hóa…mà có giá trị từ 25% trở lên giá trị của công việc của gói thầu thì sẽ được hưởng ưu đãi.
3. Lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu
Lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu được thực hiện như sau:
Một là, Toàn bộ hồ sơ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được lưu giữ đến tối thiểu là 03 năm sau khi quyết toán hợp đồng, trừ hồ sơ quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 10 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Hai là, Hồ sơ đề xuất về tài chính của các nhà thầu không vượt qua bước đánh giá về kỹ thuật được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu theo thời hạn sau đây:
– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn: Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
– Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Cùng thời gian với việc hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu của nhà thầu không được lựa chọn.
Trường hợp trong thời hạn quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều 10 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, nhà thầu không nhận lại hồ sơ đề xuất về tài chính của mình thì bên mời thầu xem xét, quyết định việc hủy hồ sơ đề xuất về tài chính nhưng phải bảo đảm thông tin trong hồ sơ đề xuất về tài chính của nhà thầu không bị tiết lộ.
Ba là, Trường hợp hủy thầu, hồ sơ liên quan được lưu giữ trong khoảng thời gian 12 tháng, kể từ khi ban hành quyết định hủy thầu.
Bốn là, Hồ sơ quyết toán, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan đến nhà thầu trúng thầu của gói thầu được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn nhà thầu
Lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn nhà thầu cần thực hiện những nội dung sau:
Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, có thể áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn nhằm lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Việc áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn do người có thẩm quyền quyết định và phải được ghi rõ trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Thứ nhất: Đối với đấu thầu rộng rãi:
– Lập hồ sơ mời sơ tuyển:
+ Hồ sơ mời sơ tuyển bao gồm các nội dung sau đây: Thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ dự sơ tuyển; tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
+ Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển. Trong tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển phải quy định mức tối thiểu để đánh giá là đạt đối với từng nội dung về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu;
– Việc phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển;
– Thông báo mời sơ tuyển thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
– Phát hành hồ sơ mời sơ tuyển:
Hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành miễn phí cho các nhà thầu tới trước thời điểm đóng thầu;
– Tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển:
Bên mời thầu tiếp nhận và quản lý các hồ sơ dự sơ tuyển đã nộp theo chế độ quản lý hồ sơ mật cho đến khi công khai kết quả sơ tuyển;
– Mở và đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển:
+ Hồ sơ dự sơ tuyển nộp theo thời gian và địa điểm quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Việc mở hồ sơ dự sơ tuyển phải được ghi thành biên bản và gửi biên bản mở thầu cho các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển. Hồ sơ dự sơ tuyển được gửi đến sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở, không hợp lệ và bị loại;
+ Việc đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời sơ tuyển. Nhà thầu có hồ sơ dự sơ tuyển được đánh giá đạt ở tất cả các nội dung về năng lực và kinh nghiệm được đưa vào danh sách ngắn.
– Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả sơ tuyển:
+ Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, bên mời thầu trình phê duyệt kết quả sơ tuyển, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
+ Kết quả sơ tuyển phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 106 của Nghi định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;
+ Kết quả sơ tuyển phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả sơ tuyển;
+ Trường hợp lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải bao gồm tên các nhà thầu trúng sơ tuyển và các nội dung cần lưu ý (nếu có). Trường hợp không lựa chọn được danh sách ngắn, văn bản phê duyệt kết quả sơ tuyển phải nêu rõ lý do không lựa chọn được danh sách ngắn.
– Công khai danh sách ngắn: Danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP và gửi thông báo đến các nhà thầu nộp hồ sơ dự sơ tuyển.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Đối với đấu thầu hạn chế:
– Xác định, phê duyệt danh sách ngắn: Xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu tham dự thầu;
– Công khai danh sách ngắn: Sau khi phê duyệt, danh sách ngắn phải được đăng tải theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thứ ba: Các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên danh với nhau để tham dự thầu.