Viên chức là một trong những đối tượng có số lượng lớn hiện nay ở nước ta, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc và được hưởng những quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ nhất định trong hợp đồng lao động và theo quy định của pháp luật. Vậy Viên chức có được đơn phương chấm dứt việc làm hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt việc làm của viên chức:
Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Pháp luật Việt Nam có quy định về các Các trường hợp đơn phương chấm dứt việc làm của viên chức và đơn vị sự nghiệp công lập tại Điều 29
“1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 02 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ;
b) Viên chức bị buộc thôi việc theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 52 và khoản 1 Điều 57 của Luật này;
c) Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục, viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục. Khi sức khỏe của viên chức bình phục thì được xem xét để ký kết tiếp hợp đồng làm việc;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ làm cho đơn vị sự nghiệp công lập buộc phải thu hẹp quy mô, khiến vị trí việc làm mà viên chức đang đảm nhận không còn;
đ) Khi đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải báo cho viên chức biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng làm việc không xác định thời hạn hoặc ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn. Đối với viên chức do cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện tuyển dụng, việc đơn
phương chấm dứt hợp đồng làm việc do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định sau khi có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;
c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải
5. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:
a) Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc;
c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;
đ) Viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh
e) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 03 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục.
6. Viên chức phải
2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức và đơn vị công lập:
Như vậy chúng ta có thể thấy pháp luật đã hướng dẫn rất cụ thể đối với những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức. Có thể thấy theo quy định của pháp luật thì đây là quyền đối với cả hai bên người sử dụng lao động và người lao động, đối với phía những cơ quan tổ chức là người sử dụng lao động là viên chức thì việc chấm dứt
Theo quy định của pháp luật thì việc quy định cho cả đơn vị công lập và viên chức được quyền chấm dứ hợp đồng lao động, ở khía cạnh tích cự thì nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nó thể hiện ở chỗ, quan hệ lao động không phải là quan hệ vĩnh viễn, nó có thể chấm dứt theo ý chí của các bên do đó, đơn vị công lập, muốn giữ nhân tài cần tăng các quyền lợi về phúc lợi, nhu cầu của viên chức theo quy định. Đơn vị công lập được đáp ứng các nhu cầu sẽ có hứng thú và tinh thần trong công việc của mình. Bên cạnh đó, Viên chức muốn ở lại đơn vị công lập lâu dài cần tự trau dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để được đơn vị công lập phát triển và ghi nhận nhiều hơn. Chính điều này đã góp phần thay đổi chất lượng lao động, kéo theo sự thay đổi chất lượng của thành quả công việc, phát triển đất nước.
Hơn nữa với xã hội, cũng xét trên khía cạnh tích cực, chấm dứt hợp đồng lao động làm cải thiện chất lượng lao động, cải thiện quan hệ lao động, nâng cao sức cạnh tranh của người lao động, tạo cho họ có khả năng thích nghi và tìm kiếm những công việc tốt hơn, phù hợp hơn. Tuy nhiên trong vấn đề này còn nhiều mặt trái trong việc chấm dứt hợp đồng, xong nếu thực hiện các quy định một cách nghiêm túc, đúng pháp luật thì những lợi ích chúng đem lại thực sự không hề nhỏ và lưu ý:
+ Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 theo quy định của pháp luật nhưng viên chức đó đang thực hiện hợp đồng làm việc xác định thời hạn thì tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết, kể cả trường hợp viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập khác, sau khi kết thúc thời hạn của hợp đồng làm việc đã ký kết thì được ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc của viên chức theo quy định, trường hợp có thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức thỏa thuận với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về các nội dung thay đổi đó và được tiến hành bằng việc ký kết
3. Thủ tục giải quyết đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức:
Bước 1: Viên chức thông báo bằng văn bản gửi cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết theo thời gian báo trước nêu ở trên.
Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của viên chức, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Không đồng ý: Trả lời viên chức bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao. Trong đó, các lý do chưa giải quyết cho viên chức thôi việc có thể kể đến như là đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, Do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế…
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức