Khi gây ra thiệt hại thì cá nhân, tổ chức phải có trách nhiệm phải bồi thường. Vậy các trường hợp, điều kiện được giảm mức bồi thường thiệt hại bao gồm trường hợp, điều kiện nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp, điều kiện được giảm mức bồi thường thiệt hại:
1.1. Các bên thoả thuận:
Pháp luật dân sự luôn tôn trọng và ưu tiên về quyền tự do thỏa thuận và thiện chí của các bên trong giao dịch, nếu như thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật. Bởi vậy cho nên về nguyên tắc áp dụng đối với việc giảm mức bồi thường thiệt hại trước hết cũng sẽ theo ý chí, sự tự nguyện của các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường.
Theo đó thì Tòa án có thể căn cứ vào sự tự nguyện thỏa thuận của chính bản thân người bị thiệt hại với những người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại để ấn định về mức bồi thường thấp hơn số thiệt hại do người đó gây ra.
1.2. Hợp đồng mua bán tài sản:
Theo quy định tại khoản 2 của Điều 449 BLDS 2015 quy định về mức bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành thì bên bán không sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu như chứng minh được các thiệt hại xảy ra là do lỗi của bên mua. Bên bán sẽ được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu như bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà trong khả năng cho phép nhằm để ngăn chặn, hạn chế các thiệt hại. Theo quy định này thì nếu như sản phẩm mua bán mà có khuyết tật nhưng bên mua lại không chứng minh được các thiệt hại hoặc chứng minh được thiệt hại nhưng lại không đủ các điều kiện cần thiết khác như là mối quan hệ nhân quả, lỗi,…thì bên bán sẽ không phải bồi thường thiệt hại. Ngoài ra, bên bán cũng sẽ không phải bồi thường thiệt hại hoặc họ được giảm mức bồi thường nếu như thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên mua hoặc là bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm để khắc phục thiệt hại.
Theo đó, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản họ sẽ được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu như bên mua không áp dụng những biện pháp cần thiết mà trong khả năng cho phép nhằm để ngăn chặn, hạn chế các thiệt hại hoặc các thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên mua.
1.3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền:
Tại khoản 2 của Điều 577
Việc thực hiện công việc không có uỷ quyền xuất phát từ sự tự nguyện của một bên, tuy vậy sự tự nguyện này sẽ cần phải tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp bên thực hiện các công việc không có uỷ quyền gây ra các thiệt hại do lỗi cố ý thì họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà mình gây ra đối với bên mà có công việc được thực hiện. Trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi mà có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại, tuy nhiên sẽ căn cứ vào mức độ lỗi, bên gây thiệt hại sẽ có thể được giảm mức bồi thường đối với những thiệt hại mà mình gây ra. Theo đó, trong trường hợp mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại trong khi thực hiện các công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có thể được giảm mức bồi thường.
1.4. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Tại khoản 2 Điều 585 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định những người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu như không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây ra thiệt hại quá lớn so với tình hình khả năng kinh tế của mình. Có nghĩa là khi thiệt hại thực tế xảy ra thì bên bồi thường và bên bị thiệt hại hoàn toàn có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường. Nếu như các bên không thoả thuận được việc giải quyết bồi thường thì việc bồi thường sẽ phải tuân theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại họ có thể được giảm mức bồi thường, nếu như họ không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và gây ra các thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Theo nguyên tắc của việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì thiệt hại bao nhiêu phải bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp nếu áp dụng nguyên tắc trên sẽ không mang lại hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật vì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại. Cho nên, pháp luật dự liệu các trường hợp giảm mức bồi thường thiệt hại cho người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Để được giảm mức bồi thường thiệt hại cần có hai điều kiện sau:
Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc có lỗi vô ý. Tức là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không lường trước được hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho chủ thể khác
Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường. Điều này có nghĩa là xét tại thời điểm bồi thường cũng như trong tương lai thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có khả năng kinh tế để bồi thường phần lớn hay toàn bộ thiệt hại mà mình đã gây ra. Đây là một quy định mang tính nhân văn cũng như mang tính hỗ trợ cao cho việc thực thi pháp luật.
2. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Pháp luật dân sự phân định hai loại thiệt hại trong thực tế bao gồm:
– Bồi thường thiệt hại do có hành vi vi phạm nghĩa vụ tại hợp đồng, các thỏa thuận dân sự đã ký: Đây chính là loại thiệt phát sinh do các bên có nghĩa vụ theo đúng thỏa thuận hợp đồng đã không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng dẫn đến gây ra các thiệt hại cho các bên liên quan;
– Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: Thiệt hại từ các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, đến danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, đến quyền lợi hợp pháp của người khác (đây là thiệt hại không phát sinh từ quan hệ hợp đồng).
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai bao gồm có 3 yếu tố:
– Có thiệt hại xảy ra, và thiệt hại sẽ định lượng được bằng tiền;
– Có hành vi vi phạm hợp đồng hoặc các hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nguyên nhân dẫn đến các thiệt hại xảy ra;
– Có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo đúng các thỏa thuận tại hợp đồng hoặc những quy định trong văn bản pháp luật.
Dựa trên ba căn cứ này mà người yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ phải có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ chứng minh cho: các quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và các cách xác định mức độ thiệt hại. Những loại thiệt hại cũng sẽ được pháp luật định lượng, quy định và hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.1. Đối với bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng:
–
– Hợp đồng dân sự: căn cứ pháp luật để được yêu cầu bổi thường thiệt hại áp dụng theo Điều 361 của Bộ luật dân sự 2015, theo điều này thì thiệt hại do vi phạm các nghĩa vụ bao gồm có cả thiệt hại về vật chất và cả tinh thần. Tại Điều 419 của Luật này quy định cụ thể về vấn đề xác định thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng. Theo đó, các thiệt hại được bồi thường sẽ bao gồm có:
+ Thiệt hại về vật chất thực tế xác định được, ví dụ như tổn thất về tài sản, các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, để khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế đã bị mất hoặc giảm sút;
+ Các khoản lợi ích mà lẽ ra bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại;
+ Các chi phí phát sinh do không hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với các mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại;
+ Thiệt hại về tinh thần.
2.2. Đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm về bồi thường thiệt hại là cơ sở pháp lý mà dựa vào đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có thể xác định được trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại. Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì theo khoản 1 Điều 584 của Bộ luật dân sự 2015 quy định người nào mà có các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của những người khác mà gây ra các thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường, trừ các trường hợp Bộ luật này, các luật khác có liên quan quy định khác. Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, thì căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại chính là các hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Dân sự 2015