Các trường hợp chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể thực hiện kiện đòi tài sản theo quy định của pháp luật dân sự.
Để một chủ thể có thể thực hiện được quyền đòi lại tài sản, cần đáp ứng những yêu cầu chung sau:
* Đối với nguyên đơn: Người tiến hành kiện phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nghĩa là người có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với tài sản và phải có nghĩa vụ chứng minh quyền sở hữu của mình với tài sản tranh chấp đang bị bị đơn chiếm giữ bất hợp pháp.
Trong trường hợp nguyên đơn là người chiếm hữu hợp pháp thông qua hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng phù hợp với ý chí của chủ sở hữu thì người chiếm hữu hợp pháp phải chứng minh được mình có quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đang bị chiếm giữ bất hợp pháp.
Quy định: Chỉ có chủ sở hữu hay người chiếm hữu hợp pháp mới có quyền đòi lại tài sản và việc họ có nghĩa vụ phải chứng minh quyền sở hữu của mình với tài sản chính là căn cứ khẳng định liệu bên nguyên đơn có quyền yêu cầu bị đơn-tức người đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản trả lại tài sản hay không. Trong trường hợp bên nguyên đơn không thể chứng minh quyền sở hữu hay chiếm hữu hợp pháp của mình đối với tài sản thì cũng không có quyền kiện đòi tài sản.
Trong kiện đòi tài sản, về nguyên tắc: người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp. Và một điểm cẩn chú ý là người chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp được nhận lại tài sản mà không cần bồi thường bất cứ khoản tiền nào, trừ trường hợp người chiếm giữ bất hợp pháp ngay tình bỏ ra chi phí hợp lý để sửa chữa, làm tăng giá trị tài sản.
* Đối với bị đơn: Người bị kiện phải trả lại tài sản là người đang thực tế chiếm hữu vật không có căn cứ pháp luật, và cũng không ngay tình như tài sản có được trong trường hợp trộm cắp, cướp, lừa đảo, hoặc có được thông qua trung gian mà người đó có thể biết tài sản đó là tài sản bị chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng vẫn mua, hoặc nhận tài sản, cũng có trường hợp nhặt được tài sản do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đánh rơi, bỏ quên… nhưng đã không giao nộp cho cơ quan có chức năng… tất cả những trường hợp trên, người bị kiện phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp.
Nếu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu đích thực nhưng không được hưởng các quyền lợi :
– Không được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại từ người đã trực tiếp chuyển giao tài sản cho mình
– Phải hoàn trả toàn bộ hoa lợi, lợi tức đã thu được từ tài sản.
– Không được thanh toán những chi phí đã bỏ ra để làm tăng giá trị cho tài sản, bởi đó được coi như hành vi nguỵ trang đối với tài sản
– Phải bồi thường toàn bộ khoản lợi nhuận mà chủ sở hữu bị mất do khai thác giá trị tài sản.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nguyên đơn cũng có thể kiện người chiếm hữu ngay tình nhằm lấy lại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật. Những trường hợp này được quy định tại điều 257, 258 “
Như vậy, ta có thể xác định chủ sở hữu có quyền kiện đòi lấy lại tài sản trong những trường hợp sau:
– Khi tài sản rời khỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ, chủ sở hữu không chuyển tài sản của mình cho bất cứ người thứ hai nào. Trường hợp này người đang chiếm hữu tài sản có thể thực hiện hành vi bất hợp pháp như trộm cắp, cướp giật…Hoặc hành vi chiếm hữu ban đầu là có căn cứ như thông qua hợp đồng, hoặc nhặt được tài sản đánh rơi, bỏ quên…nhưng không chịu trả lại tài sản cho chủ sở hữu, do đó hành vi thực tế chiếm hữu tài sản là không có căn cứ (bất hợp pháp).
– Chủ sở hữu chuyển tài sản cho người khác thông qua một giao dịch không đền bù (cho mượn, gửi giữ)…người chiếm hữu hợp pháp không chuyển giao cho người thứ ba nhưng người thứ ba đang chiếm hữu vật. Trường hợp này người chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không căn cứ để bảo vệ quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của mình.
– Chủ sở hữu chuyển tài sản cho người chiếm hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp pháp chuyển tài sản cho người thứ ba mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu thông qua một giao dịch không đền bù như tặng, cho…. Trường hợp này, người thứ ba có thể ngay tình hoặc không ngay tình đều phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
>>> Luật sư
Ngoài việc thuộc các trường hợp nêu trên, chủ sở hữu chỉ có thể lấy lại tài sản của mình khi thỏa mãn: Vật hiện đang còn tồn tại và nằm trong tay người chiếm hữu bất hợp pháp, nếu tài sản không còn thì trong trường hợp này, chủ sở hữu không áp dụng phương thức kiện đòi tài sản này nữa, mà có thể chuyển sang kiện đòi bồi thường thiệt hại.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 601 “Bộ luật dân sự 2015”: ngòai việc trả lại tài sản, người chiếm hữu bất hợp pháp còn phải :
“Hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”