Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một chương trình tổng thể có mục tiêu chung, giải quyết chuỗi những vấn đề trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trong đó gồm các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Vậy các tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao:
Điều 3 Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN 2017 danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp quy định về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, Điều này quy định tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch như sau:
– Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một chương trình tổng thể có mục tiêu chung, giải quyết chuỗi những vấn đề trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp, trong đó gồm các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
– Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy định như sau:
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Khu;
+ Dự án trong Vùng Nông nghiệp ứng dụng nghệ cao đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định công nhận Vùng;
+ Dự án của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác không thuộc các quy định vừa nêu trên là dự án áp dụng các công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường thuộc trong Danh mục quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN 2017.
– Dự án nông nghiệp sạch: Dự án nông nghiệp sạch chính là dự án sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
+ Dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo đúng quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT vào ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về vấn đề kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu;
+ Dự án thực hiện tại các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ những điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT vào ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
+ Dự án của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo các quy định tại Thông tư số 50/2011/TT-BNNPTNT vào ngày 15/7/2011 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 69/2010/QĐ-TTg vào ngày 03/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
+ Dự án sản xuất sản phẩm nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận VietGAP theo Thông tư số 48/2012/TT-BNNPTNT vào ngày 26/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về chứng nhận các sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt;
+ Dự án đầu tư mới vào sản xuất nông nghiệp sạch áp dụng những quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cấp quốc gia hoặc là quốc tế tương đương (VietGAP, GlobalGAP, ASC, IMC…).
Như vậy, qua quy định trên thì các tiêu chí xác định dự án nông nghiệp công nghệ cao bao gồm có:
– Dự án đầu tư thực hiện ở trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Khu;
– Dự án trong Vùng Nông nghiệp ứng dụng nghệ cao đã được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định công nhận Vùng;
– Dự án của doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
– Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khác không thuộc các quy định vừa nêu trên là dự án áp dụng các công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường thuộc trong Danh mục quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN 2017.
2. Danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp:
Căn cứ phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN 2017 thì danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp bao gồm:
2.1. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp:
– Công nghệ lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản có ứng dụng những kỹ thuật sinh học phân tử để tạo ra các giống cây, con mới có những đặc tính ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng kháng bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu);
– Công nghệ sinh học trong sản xuất những chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp và môi trường: phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật, các thuốc điều hòa sinh trưởng, chế phẩm xử lý môi trường;
– Công nghệ sinh học trong giám định, chẩn đoán bệnh hại cây trồng, vật nuôi; công nghệ sản xuất và ứng dụng những bộ KIT chẩn đoán nhanh bệnh hại cây trồng và vật nuôi; thuốc thử, que thử, đoạn mồi, kháng thể;
– Công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, bằng đột biến phóng xạ;
– Công nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt về giới tính, thụ tinh ống nghiệm sản xuất giống vật nuôi;
– Công nghệ vi sinh, enzym và protein ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp những chế phẩm sinh học dùng trong dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng, vật nuôi;
– Công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại trong cây trồng nông lâm nghiệp;
– Công nghệ sản xuất ra vắc – xin thú y để phòng bệnh cho vật nuôi;
– Công nghệ sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số các loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thủy sản.
2.2. Kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, bảo quản:
– Ứng dụng kỹ thuật canh tác không dùng đất: thủy canh, khí canh, trồng cây ở trên giá thể, màng dinh dưỡng;
– Ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt mà có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động;
– Ứng dụng công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng mà có hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động;
– Ứng dụng công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh hay sấy nhanh trong bảo quản nông sản;
– Ứng dụng công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản: công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ về bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo ra màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu hay công nghệ sinh và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên ở trong bảo quản và chế biến nông sản;
– Ứng dụng công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (gọi là ICM); công nghệ sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản an toàn theo VietGAP;
– Ứng dụng công nghệ trong nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh thủy sản;
– Ứng dụng công nghệ trong xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản;
2.3. Công nghệ tự động hóa:
– Công nghệ cơ giới hóa đồng bộ trong việc sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nông sản;
– Công nghệ tự động hóa ở trong tưới tiêu, kết hợp dinh dưỡng trong canh tác cây trồng quy mô hàng hóa;
– Công nghệ tự động hóa, bán tự động ở trong quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, thâm canh nuôi trồng thủy sản, trồng trọt;
– Công nghệ tự động, bán tự động ở trong đánh bắt hải sản.
2.4. Công nghệ sản xuất vật tư nông nghiệp:
– Công nghệ nano trong sản xuất những chế phẩm nano như phân bón, thuốc BVTV, chế phẩm dinh dưỡng cho cây trồng vật nuôi;
– Công nghệ sản xuất giá thể, vật tư nông nghiệp, chất bảo quản, màng bao quả, màng phủ nông nghiệp, các vật liệu phụ trợ cho hệ thống nhà màng, hệ thống nhà kính, hệ thống tưới;
– Công nghệ biến tính gỗ, công nghệ sấy sinh thái, công nghệ ngâm, tẩm để bảo quản gỗ; công nghệ sinh học trong sản xuất chế phẩm bảo quản, chế phẩm chống mối, mọt thế hệ mới cho sản phẩm gỗ; công nghệ trong sản xuất các màng phủ thân thiện với môi trường cho sản phẩm gỗ;
– Công nghệ thông tin, công nghệ tự động hóa nhằm để tiết kiệm nguyên liệu, thời gian và nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ;
– Công nghệ dự báo, tích trữ và khai thác nguồn nước; công nghệ thu trữ nước nhằm để cung cấp nước ổn định, hiệu quả phục vụ đa mục tiêu;
– Công nghệ thi công công trình thủy lợi; công nghệ lọc và cấp nước ngọt cho những vùng đất nhiễm mặn, ven biển, hải đảo;
– Công nghệ vật liệu mới, giải pháp kết cấu mới, các thiết bị mới phục vụ thi công công trình thủy lợi;
– Công nghệ về xử lý nước thải và vệ sinh môi trường nông thôn;
– Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý, điều hành công trình thủy lợi, khai thác các nguồn lợi hải sản, vùng nuôi trồng thủy sản, giám sát và đánh giá mùa màng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN 2017 danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp.
THAM KHẢO THÊM: