Vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài là gì? Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài?
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án khi xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài là vô cùng cần thiết. Và mỗi một vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ có đặc điểm riêng biệt. phức tạp hơn so với việc xác định thẩm quyền của các vụ án dân sự khác trong nước. Vậy pháp luật Việt Nam có quy định như thế nào về việc xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài? Để xác định tẩm quyền này phải dựa vào những yếu tố nào để không xảy ra xung đột thẩm quyền.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
–
1. Vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài là gì?
Ngày Phạm vi điều chỉnh và nhiệm vụ của
Tranh chấp về dân sự có yếu tố nước ngoài là loại vụ việc có sự xung đột về lợi ích giữa các bên trong một quan hệ pháp lí mà một hoặc các bên đưa ra các yêu cầu, đòi hỏi một lợi ích nhất định ( quyền hoặc nghĩa vụ ). Ví dụ như tranh chấp về hợp đồng, phân chia di sản thừa kế, tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản , quyền nuôi con … có yếu tố nước ngoài. Việc giải quyết các tranh chấp dân sự thường theo một quy trình tố tụng phức tạp hơn, được giải quyết tại toà án.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 464, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc áp dụng về thẩm quyền, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thì ta có thể hiểu, vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ có đặc điểm sau đây:
+ Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
+ Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Khi đã xác định được các yếu tố đặc trưng của vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thì từ đó sẽ dễ dàng trong việc xác định thẩm quyền cũng như thủ tục giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thì cần phải xác đinh được thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế. Phần dưới đây bài viết xe cung cấp cho bản những kiến thức cần thiết về vấn đề xác định thẩm quyền này.
2. Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài
Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là việc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây là giai đoạn khởi điểm của tố tụng dân sự quốc tế. Khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh, vấn đề pháp lý đầu tiên được đặt ra là cần xác định vụ việc đó thuộc thẩm quyền của cơ quan tài phán của quốc gia nào. Do tính chất vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài luôn liên quan đến nhiều bên, nên một vụ việc có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan tư pháp của nhiều nước.
2.1. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án quốc gia
Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của tòa án quốc gia là xác định thẩm quyền của Tòa án một nước khi giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Cụ thể, để xác định thẩm quyền của mình, khi thụ lý đơn kiện toà án thường căn cứ vào hai cơ sở pháp lí sau:
+ Thứ nhất, toà án có thể căn cứ vào các quy định trong điều ước quốc tế như các Hội đồng tương trợ tư pháp về các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình giữa Việt Nam và các nước; hiệp định thương mại, hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư … để xác định thẩm quyền.
+ Thứ hai, trong trường hợp không có điều ước quốc tế về xác định thẩm quyền hoặc có điều ước quốc tế mà không có quy định về thẩm quyền thì toà án Việt Nam sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong hệ thống các văn bản pháp luật trong nước để xem xét thẩm quyền của mình.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi xét xử vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài.
Xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo Điều ước quốc tế:
Việc xác định thẩm quyền xét xử của toà án trong các Hội đồng tương trợ tư pháp hiện được phân chia thành các nhóm tranh chấp cơ bản sau :
+ Vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng: Đây thường là các quan hệ pháp lí có tính chất ổn định , lâu dài , vụ việc phát sinh trong thời kì hôn nhân, nên các hiệp định quy định toà án có thẩm quyền cũng thường là toà án các nước nơi có sự hiện diện của quan hệ nhân thân, tài sản của vợ chồng.
+ Vụ việc li hôn và hủy hôn nhân trái pháp luật: Đối với loại vụ việc này cũng mang tính chất nhân thân nên theo các hiệp định, toà án có thẩm quyền giải quyết li hôn và hủy hôn nhân trái pháp luật là toà án nước vợ chồng có quốc tịch chung, nếu vợ chồng không cùng quốc tịch, thì toà án nơi thường trú chung của vợ chồng, hoặc toà án nơi thường trú của một trong các bên đều có thẩm quyền.
+ Vụ việc về cấp dưỡng nuôi con: Các hiệp định đều thống nhất quy định tòa án nơi thường trú của nguyên đơn( bên yêu cầu cấp dưỡng) sẽ có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu vè cấp dưỡng nuôi con.
+ Vụ việc thừa kế: Thừa kế cũn là một loại việc mang tính chất nhân văn, vừa mang tính tài sán và liên quan đến hiệu lực của di chúc. Hầu hết các hiệp định đều dựa vào dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi thường trú của người để lại dị sản thừa kế để xác định thẩm quyền trong trường hợp thừa kế thepo pháp luật.
+ Quan hệ nghĩa vụ hợp đồng: Là loại vụ việc thực hiện hành vi pháp lý nên dấu hiệu xác định thẩm quyền của Tòa án chủ yếu theo dấu hiệu lãnh thổ và nơi thực hiện hành vi.
+ Vụ việc về tranh chấp bồi thương thiệt hại: Tòa án có thẩm quyền trong việc giải quyết là tòa án bên ký kết nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, hoặc tòa án nơi bị đơn thướng trú hoặc nơi trụ sở, nơi có tài sản của bị đơn.
+ Tranh chấp về lao động: dấu hiệu xác định thẩm quyền cũng dựa trên dấu hiệu của nơi thực hiện hành vi, cụ thể là tòa án có thẩm quyển giải quyết các tranh chấp lên quan đên
+ Tranh chấp liên quan đến bất động sản: Hầu hết những hiệp định đều xác định thẩm quyền thuộc tòa án nơi có bất động sản.
Xác định thẩm quyền của Tòa án dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Thẩm quyền chung của toà án Việt Nam đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài
Thẩm quyền chung là quy định dựa trên các dấu hiệu chung trong pháp luật tố tụng các nước để xác định thẩm quyền của toà án bao gồm dấu hiệu về lãnh thổ, về quốc tịch và theo sự lựa chọn của các bên. Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đã quy định các dấu hiệu xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau:
Dấu hiệu quốc tịch: Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
– Vụ việc li hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam( khoản 1 ( d ) Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ).
– Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan , tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam ( khoản 16 ) Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 ) .
Dấu hiệu lãnh thổ: Đây là dấu hiệu phổ biến để toà án xác định thẩm quyền vì có mối liên quan gắn bó giữa vụ việc với lãnh thổ nước có toà án. Cụ thể, toà án Việt Nam sẽ có thẩm quyền nếu:
– Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
– Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, …
– Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
– Đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
Dấu hiệu xác định thẩm quyền theo sự lựa chọn của các bên:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không có quy định trực tiếp về xác định thẩm quyền của toà án theo sự lựa chọn của các bên. Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng có quy định trường hợp toà án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung của toà án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 472 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Tuy nhiên, quy định của Điều 469, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mới chỉ giải quyết được vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử là xác định thẩm quyền của toà án quốc gia, còn để xác định toà án cụ thể nào cho một vụ việc thực tế ( thẩm quyền theo vụ việc ) thì cần tiếp tục căn cứ vào các quy định về xác định thẩm quyền khác của Bộ luật tố tụng dân sự. Cụ thể, khoản 2, Điều 469 quy định: “ Sau khi xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam theo quy định của Chương này, Toà án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Toà án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài ”.
Thẩm quyền riêng của toà án Việt Nam
Khác với thẩm quyền chung là các dấu hiệu chung thường được pháp luật tố tụng các nước quy định để xác định thẩm quyền trong một vụ việc có liên quan đến toà án một quốc gia, do tính chất đặc thù của một số loại vụ việc, pháp luật tố tụng mỗi nước cũng có những quy định về một số loại vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền riêng của toà án nước mình. Cụ thể:
– Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam.
– Vụ án li hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch , nếu cả hai vợ chồng cư trú , làm ăn , sinh sống lâu dài ở Việt Nam .
– Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn toà án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn toà án Việt Nam.
Theo khoản 2, Điều 470, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của toà án Việt Nam:
– Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự.
– Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lí xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam .
– Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền , nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác .
– Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
– Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lí đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam .
Như vậy, sau khi xác định thẩm quyền của toà án Việt Nam theo các quy định tại Phần thứ tám Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tùy từng loại vụ việc cụ thể, toà án sẽ áp dụng các quy định về xác định thẩm quyền của tố tụng dân sự thông thường trong nước để xác định toà thể trong mỗi loại vụ việc liên quan.