Ngày nay, vấn đề về môi trường luôn được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Hiệp định CPTPP cũng định hướng các quốc gia về lĩnh vực này. Vậy, Các nội dung về bảo vệ môi trường theo Hiệp định CPTPP như thế nào? Việt Nam cần làm gì theo cam kết trong Hiệp định này?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hiệp định CPTPP là gì?
- 2 2. Nội dung chính về bảo vệ môi trường theo CPTPP:
- 2.1 2.1. Các quốc gia cam kết với nhau về vấn đề môi trường:
- 2.2 2.2. Tăng cường sự tham gia giám sát trong chính sách bảo vệ môi trường của các quốc gia:
- 2.3 2.3. Về việc đánh bắt thủy sản trong quy định bảo vệ môi trường theo CPTPP:
- 2.4 2.4. Tác động của ngành gỗ đến bảo vệ môi trường theo hiệp định CPTPP:
- 3 3. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ môi trường theo CPTPP:
1. Hiệp định CPTPP là gì?
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (trong tiếng anh được gọi là Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP) được các quốc gia ký kết dựa trên sự thỏa thuận về nguyên tắc thương mại. Các quốc gia tham gia bao gồm Austraulia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Ngày nay, Các Hiệp định FTA thế hệ mới được ký kết tạo nên một khuôn khổ mới định hướng các quốc gia thành viên thực hiện theo nội dung đã ký kết. Các hiệp định này trong đó có CPTPP đều dành một chương riêng quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đó là Chương 20 về Môi trường của CPTPP với 81 khoản, 02 phụ lục. Nội dung chính trong chương này yêu cầu các bên tham gia phải thực hiện theo đúng những gì đã ghi nhận và cam kết về bảo môi trường, đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu, đề xuất ra những phương án để giải quyết tranh chấp phát sinh. Cụ thể, những lĩnh vực này liên quan đến biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô-zôn, bảo tồn đa dạng sinh học, chống khai thác vận chuyển và buôn bán trái phép động thực vật hoang dã xuyên biên giới, quản lý lâm nghiệp và thủy sản bền vững… Ngoài ra, Hiệp định này đặt ra giải pháp bảo vệ môi trường, cách để giải quyết những tranh chấp, khiếu nại đến hành vi vi phạm tới môi trường.
Tham gia vào trong hiệp định CPTPP có thể thấy Việt Nam đang dần quan tâm hơn về vấn đề bảo vệ môi trường và tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Ký kết hiệp định này góp phần giúp cho Việt Nam tìm ra phương án giải quyết vấn đề môi trường nhất là những tranh chấp môi trường liên quan đến các quốc gia. Khi tham gia vào hiệp định này Việt nam có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm cho việc giải quyết các tranh chấp và giải quyết các bất lợi về môi trường trong quá trình tham gia vào các giao dịch kinh tế thương mại trong khuôn khổ các FTA.
2. Nội dung chính về bảo vệ môi trường theo CPTPP:
2.1. Các quốc gia cam kết với nhau về vấn đề môi trường:
Những quốc gia tham gia hiệp định CPTPP cùng với Việt Nam đã thống nhất và cam kết về vấn đề môi trường trong hiệp định đa phương về môi trường này. Trong các cam kết này thì các bên luôn nhấn mạnh nghĩa vụ thực thi cùng với 3 điều ước quốc tế về môi trường cụ thể là:
Những điều khoản được ghi nhận trong nghị định thư Montreal về các yếu tố có thể làm suy giảm tầng ôzôn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.
Trong các hoạt động từ tàu biển thì khả năng gây ô nhiễm môi trường biển rất là lớn chính vì vậy công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển ( Công ước Marpol) đã được ra đời.
Các loài động thực vật hoang dã hiện nay cũng nằm trong danh sách đang bị đe dọa rất nhiều vì vậy Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã ra đời, phần nào khắc phục và hạn chế được vấn đề này diễn ra một cách phổ biến (Công ước CITES).
2.2. Tăng cường sự tham gia giám sát trong chính sách bảo vệ môi trường của các quốc gia:
Những thông tin được công khai hóa trong các nước tham gia hiệp định GPTPP giúp cho việc tăng cường sự tham gia hoặc giám sát của những cá nhân, tổ chức xem xét quá trình thực thi của các quốc gia này. Hơn nữa trong công ước này các quy định về môi trường cũng luôn tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của rất nhiều các nhân, tổ chức đặc biệt là khối tư nhân doanh nghiệp ví dụ như việc khuyến khích ủng hộ việc áp dụng cơ chế tự nguyện không ép buộc nhằm nâng cao ý thức và hành động bảo vệ môi trường.
2.3. Về việc đánh bắt thủy sản trong quy định bảo vệ môi trường theo CPTPP:
Chương về môi trường được quy định trong CPTPP cũng quy định rất rõ liên quan đến nội dung về trợ cấp đánh bắt tự nhiên chống thương mại trái phép hải sản đánh bắt từ tự nhiên. Đối với những hành động khai thác hải sản mà gây tác động xấu tới nguồn lợi hải sản hoặc bị đánh bắt quá mức thì các quốc gia sẽ xóa bỏ trợ cấp cho qua hoạt động đánh bắt này điều này đánh trực tiếp vào lợi ích của các quốc gia về kinh tế để hạn chế được phần nào việc đánh bắt khai thác quá mức hoặc không đúng chuẩn mực.
Những chính sách và dữ liệu có liên quan đến các chương trình trợ cấp đánh bắt phải thực hiện minh bạch hóa. Hoạt động chống đánh bắt bất hợp pháp là một biện pháp cấp thiết mà các quốc gia cần lưu ý đồng thời các quốc gia cam kết phải thực hiện các biện pháp quốc gia cảng biển và quốc gia tàu treo cờ.
Những hành động này đều vì mục đích đó là chống đánh bắt bất bất hợp pháp của các tổ chức trong khu vực cũng như quốc tế.
2.4. Tác động của ngành gỗ đến bảo vệ môi trường theo hiệp định CPTPP:
Bên cạnh với chương quy định về việc đánh bắt hải sản có thể gây ảnh hưởng đến môi trường, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cũng có một điều khoản quy định liên quan trực tiếp tới ngành gỗ. Có thể thấy, ngành gỗ hiện tại có liên quan chặt chẽ tới môi trường đặc biệt là vấn đề các cá nhân, tổ chức khai thác gỗ bất hợp pháp hoặc không nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Ngoài ra, quá trình xử lý chất thải từ việc chế biến gỗ chưa được thực hiện một cách hiệu quả. CPTPP ghi nhận quyền tự quyết và tự chủ các nước thành viên trong việc áp dụng và thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến môi trường Tuy nhiên các quốc gia cũng phải dựa theo những quy định tại hiệp định này để định hướng các phương án giải quyết như sau:
+ Đối với hệ thống pháp luật của các quốc gia và chính sách bảo vệ môi trường thì phải có sự phối hợp, ghi nhận những việc làm có thể làm tăng mức bảo vệ môi trường.
+ Các quốc gia không khuyến khích thương mại hoặc đầu tư bằng cách hạ mức độ bảo vệ môi trường hoặc bất chấp những hành vi làm giảm nhẹ hiệu lực của các quy định về môi trường. Vấn đề về bảo vệ tài nguyên rừng và động vật động thực vật hoang dã đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia về lĩnh vực này thì các bên phải cam kết chặt chẽ về việc thực thi.
+ Các quốc gia thành viên không chỉ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về buôn bán loài động, thực vật hoang dã đang bị đe dọa mà còn cần có các phương pháp tăng cường bảo tồn và chống lại các khai thác và thương mại trái phép.
3. Việt Nam cần làm gì để bảo vệ môi trường theo CPTPP:
Năm 2018, 11 nước tham gia cùng với Việt Nam thực hiện việc ký kết hiệp định CPTPP. Từ khi tham gia hiệp định này Việt Nam ta luôn có sự xây dựng chính sách pháp luật và thực thi về vấn đề bảo vệ môi trường theo hiệp định này quy định.
– Xây dựng chính sách pháp luật: mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam luôn cố gắng đảm bảo đầy đủ luật pháp và chính sách môi trường để khuyến khích bảo vệ môi trường ở mức cao nhất cụ thể những nội dung này đã được thể hiện trong Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam.
+ Để ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát tối đa được việc sản xuất tiêu thụ chất có thể gây suy giảm tầng ôzôn một số chất phát thải: Trong Luật bảo vệ môi trường 2014, Điều 42 đã quy định về việc quản lý các chất làm suy giảm tầng ôzôn theo đó đã khẳng định việc xây dựng các chính sách kế hoạch quản lý giám thiểu loại bỏ các chất làm suy giảm tầng ozon. Đồng thời, cũng đưa ra các biện pháp là cấm sản xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất và tiêu thụ các loại chất làm suy giảm tầng ôzôn.
Không chỉ quy định về những hành vi không được thực hiện Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành về hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nói chung tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP.
+ Để giải quyết vấn đề chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải và có sự chống chịu tốt. Luật bảo vệ môi trường 2020 lần đầu tiên đã ghi nhận các tổ chức và phát triển thị trường cac-bon. Quy định này được đưa ra để giảm phát thải khí nhà kính trong nước.
+ Biến đổi khí hậu là một vấn đề gây nhiều nhức nhối đối với các quốc gia. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trường được đặt ra đối với vấn đề này cùng với các Bộ và cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng phải thực hiện các nội dung thích ứng với việc biến đổi khí hậu. Lĩnh vực này đã được quy định cụ thể tại Khoản 3, 4 điều 90 của Luật bảo vệ môi trường năm 2020.
Những ghi ghi nhận về việc bảo vệ tầng ôzôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ôzôn đã được thể hiện rõ trong Luật bảo vệ môi trường năm 2020 cùng với đó quốc gia ta cũng đề cao việc nghiên cứu khoa học phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu của bảo vệ tầng ozon tích cực hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu,..
– Quá trình thực thi chính sách và pháp luật: quốc gia tham gia hiệp định cùng với Việt Nam thì phải thực thi hiệu quả và nghiêm túc pháp luật về môi trường của mình và đặc biệt không được gây ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên. Hơn nữa các quốc gia cũng không được phép lơ là, bỏ qua hay bằng cách nào đó làm giảm nhẹ hiệu lực pháp lý của các quy phạm pháp luật quy định về môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
– Luật bảo vệ môi trường năm 2020;
– Nghị định số 45/2022/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.