Các nguyên tắc quy định và áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Để đạt được những mục đích của biện pháp ngăn chặn tạm giam, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam đòi hỏi phải được thực hiện theo những nguyên tắc nhất định, nhằm đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử mang lại hiệu quả cao, bảo đảm quyền và lợi ích của công dân được quy định trong Hiến pháp. Bên cạnh những nguyên tắc chung được quy định trong BLTTHS năm 2015, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mang nét đặc thù riêng nên cần tuân thủ một số nguyên tắc sau.
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam nhằm đấu tranh, phòng chống tội phạm có hiệu quả:
Xuất phát từ nhiệm vụ đấu tranh, phòng chống tội phạm được Đảng và Nhà nước đề ra, Luật hình sự cũng như Luật tố tụng hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Luật tố tụng hình sự được xem là một phương tiện để thực hiện những nhiệm vụ trên một cách hiệu quả. Trong đó, biện pháp ngăn chặn tạm giam là một trong những công cụ hữu hiệu mà luật tố tụng hình sự đưa ra để phục vụ nhiệm vụ trên.
Tại Điều 5 của BLTTHS cũng đã xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo đó, các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và
2. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là việc thường xuyên, nhất quán tuân thủ và chấp hành những quy định của Hiến pháp, các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác phù hợp với Hiến pháp, các đạo luật từ phía cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là nguyên tắc được quy định rõ tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Do đó, tất cả mọi hoạt động quản lý Nhà nước nói chung cũng những những hoạt động được thực hiện trong tố tụng hình sự nói riêng đều phải tuân theo nguyên tắc này.
Trong quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa được thể hiện tại Điều 7 của BLTTHS năm 2015 như sau: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”. Chính vì nguyên tắc đó, biện pháp ngăn chặn tạm giam trong tố tụng hình sự cũng phải tuân thủ nguyên tắc trên. Nguyên tắc này được thể hiện qua những nội dung sau:
Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải bảo đảm đúng căn cứ, mục đích. Pháp luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những căn cứ cụ thể được áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Khi có những căn cứ được quy định, người có thẩm quyền mới có thể được quyền áp dụng. Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không đúng quy định có thể dẫn đến nhiều chế tài khác nhau. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, khi áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam cần phải đảm bảo đúng, đủ các điều kiện, căn cứ mà pháp luật quy định. Khi không còn căn cứ, tạm giam phải được huỷ bỏ, thay đổi.
Thứ hai, người áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải là người có thẩm quyền áp dụng được quy định trong BLTTHS. Xuất phát từ tính chất, mức độ nghiêm trọng của biện pháp ngăn chặn tạm giam nên pháp luật hình sự quy định chỉ một số cá nhân mới có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Chỉ những người được BLTTHS quy định cho phép được quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam mới có thẩm quyền áp dụng. Việc tuân thủ nguyên tắc này giúp tránh được tình trạng việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam không đúng.
Thứ ba, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục được quy định tại BLTTHS. Tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo biện pháp ngăn chặn tạm giam không còn bị áp dụng tùy tiện, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bị can, bị cáo.
Tóm lại, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải tuân thủ nghiêm, các bước được thực hiện theo một quy trình nhất định, được quy định trong BLTTHS. Đảm bảo việc áp dụng luôn được thực hiện đúng, không xâm phạm đến quyền và lợi ích của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, nâng cao tính thượng tôn pháp luật trong xã hội.
3. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người:
Nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Từ khi lập Hiến đến nay, trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung nhưng Hiến pháp nước ta luôn khẳng định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ. Nguyên tắc dân chủ luôn là nguyên tắc chỉ đạo, là kim chỉ nam trong mọi hoạt động quản lý nhà nước, xây dựng pháp luật. Mọi hoạt động quản lý Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.
Nhân đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay và được khẳng định trong Hiến pháp nước ta: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.Chính vì thế, Đảng và Nhà nước ta luôn vận dụng khéo léo nguyên tắc nhân đạo trong tất cả hoạt động quản lý Nhà nước. Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật luôn đảm bảo tính nhân văn, nhân đạo cao cả, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Do đó, nguyên tắc dân chủ và nhân đạo cũng được thể hiện trong hoạt động áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam phải đảm bảo không xâm phạm đến quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân. Việc áp tạm giam phải đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và được thực hiện đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật. Không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bất kỳ cá nhân, cơ quan tổ chức nào khác. Khi xét thấy biện pháp ngăn chặn tạm giam không cần thiết hoặc không còn căn cứ áp dụng thì phải được hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn. Pháp luật tố tụng hình sự cũng loại trừ một số đối tượng không bị cáo dụng tạm giam như đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng … Đây chính là nội dung thể hiện tính nhân văn sâu sắc và rõ nét trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam.
Thứ hai, việc áp dụng biện pháp ngăn chặn không nhằm mục đích trừng trị người phạm tội. Đây là biện pháp tố tụng hình sự mang tính phòng ngừa tội phạm, bảo đảm hiệu quả của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giam; Bảo đảm cho người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan. Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giam.
Theo nguyên tắc suy đoán vô tội, người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của