Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một văn bản quan trọng khẳng định quyền của chủ sở hữu. Việc chậm cấp sổ đỏ, sổ hồng ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người sử dụng đất. Vậy chế tài như thế nào đối với các trường hợp chậm cấp sổ đỏ cho người sử dụng đất?
Mục lục bài viết
- 1 1. Về thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
- 2 2. Mức phạt đối với trường hợp chậm cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền:
- 3 3. Trách nhiệm xin cấp sổ đỏ của Chủ đầu tư cho người mua căn hộ chung cư:
- 4 4. Mức xử phạt đối với tổ chức thực hiện dự án bất động sản:
- 5 5. Biện pháp khắc phục hậu quả với tổ chức thực hiện dự án:
1. Về thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:
Theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 61
Như vây cơ quan có thẩm quyền phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn (cụ thể là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) trong vòng 15 ngày kể từ ngày chị nộp hồ sơ đăng kí quyền sử dụng đất. Việc chậm trễ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chị là vi phạm pháp luật về đất đai
Theo Điều 97
“a) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;
b) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;
c) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;
d) Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;
đ) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;
e) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;
g) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;
h) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.”
Như vây, cán bộ, công chức địa chính đã có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Người dân hoàn toàn có cơ sở để khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền giải quyết
2. Mức phạt đối với trường hợp chậm cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền:
Theo Điều 26 Nghị định 102/2014/NĐ-CP, đã quy định cụ thể về hình thức xử phạt những trường hợp chậm làm sổ đỏ từ quy định các mức như sau:
1. Chậm làm thủ tục từ 03 tháng đến 06 tháng
- Nộp phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với các trường hợp đối với trường hợp chậm làm thủ tục cấp sổ đỏ cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân.
- Mức nộp phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với những trường hợp chậm làm thủ tục cấp sổ đỏ cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân.
- Mức phạt tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng cho các trường hợp chậm tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.
2. Chậm làm thủ tục từ trên 06 tháng đến 09 tháng
- Mức xử phạt Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chậm làm thủ tục cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong các trường hợp chậm làm sổ đỏ cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân.
- Phạt tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng với những trường hợp chậm làm sổ đỏ cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.
3. Chậm làm thủ tục từ trên 09 tháng đến 12 tháng
- Mức xử phạt thường từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong các trường hợp chậm tiến hành thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân.
- Mức phạt tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng với các trường hợp chậm tiến hành làm thủ tục sổ đỏ cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân.
- Mức phạt tiền từ trên 300.000.000 đồng tới 500.000.000 đồng trong các trường hợp chậm làm thủ tục sổ đỏ cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.
4. Chậm làm thủ tục từ 12 tháng trở lên
- Tiến hành phạt tiền với mức phạt trên 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong các trường hợp chậm tiến hành làm thủ tục cấp sổ đỏ cho dưới 30 hộ gia đình, cá nhân.
- Mức phạt tiền từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các trường hợp chậm tiến hành làm thủ tục cho từ 30 đến dưới 100 hộ gia đình, cá nhân.
- Thực hiện phạt tiền từ trên 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng trong các trường hợp chậm tiến hành làm thủ tục cho từ 100 hộ gia đình, cá nhân trở lên.
Mức phạt trên áp dụng với tổ chức được Nhà nước giao đất xây dựng nhà ở để bán.
Chỉ áp dụng hình phạt kỷ luật đối với cán bộ, công chức có nhiệm vụ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà có hành vi vi phạm.
3. Trách nhiệm xin cấp sổ đỏ của Chủ đầu tư cho người mua căn hộ chung cư:
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 26
4. Mức xử phạt đối với tổ chức thực hiện dự án bất động sản:
Tổ chức thực hiện dự án kinh doanh bất động sản không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Khoản 7 Điều 26 của Luật Nhà ở và Khoản 4 Điều 13 của Luật kinh doanh bất động sản thì áp dụng Điều 31 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức và mức xử phạt tương ứng với thời gian và mức độ vi phạm như sau:
1. Từ sau 50 ngày đến 06 tháng:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.
2. Từ trên 06 tháng đến 09 tháng:
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 50:000;000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.
3. Từ trên 09 tháng đến 12 tháng:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.
4. Từ 12 tháng trở lên:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm dưới 30 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 30 đến dưới 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất;
- Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm từ 100 căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất trở lên.
5. Thời gian vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được tính từ ngày chủ đầu tư bàn giao nhà ở, công trình xây dựng, đất cho người mua hoặc kể từ thời điểm bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền theo thỏa thuận đến thời điểm lập
6. Trường hợp trong một dự án mà chủ đầu tư vi phạm ở nhiều mức thời gian khác nhau đối với các căn hộ, công trình xây dựng, thửa đất khác nhau quy định tai các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này thì tính tiền phạt theo từng mức phạt quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng tổng số tiền phạt không được vượt quá 1.000.000.000 đồng.
Như vậy mức xử phạt đối với tổ chức thực hiện dự án Bất động sản có thể bị phạt mức cao nhất lên tới 1 tý đồng nếu vi phạm theo Khoản 4
5. Biện pháp khắc phục hậu quả với tổ chức thực hiện dự án:
Buộc nộp hồ sơ hoặc cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013 ;Nghị định 43/2013/NĐ-CP ;- Nghị định 91/2019/NĐ-CP;
- Nghị định 102/2014/NĐ-CP.