Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội? 15 khoản thu nhập không tính đóng BHXH? Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội? Các khoản thu nhập bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp? Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp số bảo hiểm xã hội?
Bào hiểm xã hội từ lâu đã là khoảng chi phí mang tính bắt buộc đối với mỗi người lao động cũng như chủ sử dụng lao động. Đây vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay người lao động vẫn chưa nắm được các quy định cụ thể về lĩnh vực này, vì vậy chưa khai thác được tối ưu quyền lợi của mình khi làm việc tại các doanh nghiệp hay cơ quan tổ chức nhà nước. Vậy 15 khoản thu nhập không tính đóng Bảo hiểm xã hội là gì? Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội hiện nay. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Tư vấn pháp luật về các khoản thu nhập không phải đóng BHXH: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định 595/QĐ-BHXH ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ;- Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật lao động,
Mục lục bài viết
1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, người lao động
Một, người lao động là công dân Việt Nam
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CPngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
+ Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;
+ Hợp đồng cá nhân.
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;
- Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;
Hai, người lao động là công dân nước ngoài
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).
Thứ hai, người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
Lưu ý:
– Đối với người lao động thuộc đối tượng là người giúp việc gia đình và người lao động làm việc theo từng loại HĐLĐ mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
+ Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
+ Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
+ Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
– Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
2. 15 khoản thu nhập không tính đóng BHXH
STT | Khoản thu nhập |
1 | Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động |
2 | Tiền thưởng sáng kiến |
3 | Tiền ăn giữa ca |
4 | Tiền hỗ trợ xăng xe |
5 | Tiền hỗ trợ điện thoại |
6 | Tiền hỗ trợ đi lại |
7 | Tiền hỗ trợ nhà ở |
8 | Tiền hỗ trợ giữ trẻ |
9 | Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ |
10 | Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết |
11 | Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn |
12 | Tiền sinh nhật của người lao động |
13 | Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động |
14 | Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp |
15 | Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động |
3. Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo quy định tại Diều 6 của Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định căn cứ để tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định chính là mức lương tháng và phụ cấp lương theo quy định Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH. Như vậy các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội sẽ là các khoản phụ cấp và hỗ trợ còn lại theo quy định.
– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật Lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến;
– Tiền ăn giữa ca (680.000/người/tháng)
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;(được quy định trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể….
– Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.
4. Các khoản thu nhập bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp
STT | Khoản thu nhập |
1 | Tiền lương |
2 | Phụ cấp chức vụ, chức danh |
3 | Phụ cấp trách nhiệm |
4 | Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm |
5 | Phụ cấp thâm niên |
6 | Phụ cấp khu vực |
7 | Phụ cấp lưu động |
8 | Phụ cấp thu hút |
9 | Phụ cấp có tính chất tương tự |
10 | Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương |
5. Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp số bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, đối với người lao động
Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03.
Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc HĐLĐ được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn HĐLĐ hoặc HĐLĐ được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Thứ hai, đối với đơn vị
- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT;
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN;
- Bảng kê thông tin;
Thời hạn giải quyết hồ sơ
- Thu Bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ hai, truy thu
– Đối với trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Đối với trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ ba, hoàn trả
– Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, người tham gia BHYT theo hộ gia đình và người được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng BHYT: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cấp sổ Bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, đối với cấp mới: Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Thứ hai, đối với cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
– Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
– Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các khoản thu nhập không tính đóng BHXH và các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp quý khách có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.