Các khoản trợ phụ cấp phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Các khoản phụ cấp không phải tính đóng bảo hiểm xã hội? Phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chuyên môn có tính đóng bảo hiểm xã hội không? Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Tham gia bảo hiểm xã hội vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng ba quyền lợi sau: bảo hiểm xã hội bắt buộc trong đó có năm chế độ, chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và chế độ tử tuất.; bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Tổng tỷ lệ mà người sử dụng lao động và người lao động tham gia đóng là 32%.
Mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên theo quy định hiện nay luật quy định sẽ có những khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội, có những khoản phụ cấp khác thì không phải đóng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin cho mọi người về các khoản phụ cấp phải đóng và không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Những đối tượng buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- 2 2. Những khoản phụ cấp buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội
- 3 3. Những khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội
- 4 4. Lưu ý dành cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
- 5 5. Phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chuyên môn có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
- 6 6. Thời gian nào được coi là đóng bảo hiểm xã hội?
- 7 7. Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
- 8 8. Các khoản chi phí không thuộc trường hợp tính đóng bảo hiểm xã hội
1. Những đối tượng buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Người lao động làm việc theo
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân phục vụ trong ngành quốc phòng, công an hoặc làm việc trong các tổ chức cơ yếu;
– Những người phục vụ trong ngành quân đội nhân dân và công an nhân dân;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
– Quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn;
– Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có chứng chỉ hành nghề, giấy phép lao động, giấy phép hành nghề được cơ quan nhà nước Việt Nam cấp.
Lưu ý: Theo quy định pháp luật hiện nay đối với những trường hợp giao kết hợp đồng lao động từ 01 đến 03 tháng thì người lao động chỉ bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
2. Những khoản phụ cấp buộc phải đóng Bảo hiểm xã hội
* Đối với tiền lương do Nhà nước chi trả
– Tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội sẽ dựa theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm do Nhà nước chi trả tiền lương hàng tháng;
– Phụ cấp sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
Lưu ý: tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định pháp luật về tiền lương.
* Đối với tiền lương do doanh nghiệp chi trả
– Tiền lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc là mức lương theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động
– Phụ cấp tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm: phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã được tính hoặc tính đến chưa đầy đủ, phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động, phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
– Các khoản bổ sung được tính tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Các khoản bổ sung được ấn định bằng một mức tiền nhất định thỏa thuận cùng với tiền lương trong hơp đồng lao động và được trả vào mỗi kỳ trả lương;
+ Các khoản bổ sung không được ấn định bằng mức tiền cụ thể cùng với tiền lương lương trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên vào mỗi kỳ trả lương.
3. Những khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định pháp luật hiện nay những khoản phụ cấp sau đây sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm: phụ cấp chuyên cần, tiền thưởng, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ cho con nhỏ, hỗ trợ người lao động khi có thân nhân chết, người lao động kết hôn, sinh nhật, hỗ trợ người lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các hỗ trợ, trợ cấp ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
4. Lưu ý dành cho người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
Thứ nhất, tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm là bao nhiêu?
Người lao động khi tham gia bảo hiểm sẽ phải đóng các khoản bảo hiểm với tỷ lệ tương ứng như sau:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc, tỷ lệ đóng là 8%;
– Bảo hiểm y tế, tỷ lệ đóng là 1,5%;
– Bảo hiểm thất nghiệp, tỷ lệ đóng là 1%.
Tổng cộng người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm sẽ được hưởng ba quyền lợi với tỷ lệ đóng là 10,5%
Thứ hai, những trường hợp nào người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội?
Người lao động trong tháng không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên thì không được tham gia bảo hiểm xã hội vào tháng đó;
Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì không tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên người lao động vẫn được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế.
Thứ ba; trong trường hợp bên người sử dụng lao động hàng tháng vẫn trích tiền lương của người lao động để tham gia bảo hiểm xã hội nhưng lại không đóng lên cơ quan bảo hiểm xã hội thì quyền lợi của người lao động có được đảm bảo?
Trong trường hợp bên công ty/doanh nghiệp vẫn thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động vào hàng tháng nhưng không tiến hành kê khai, nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội thì quyền lợi của người lao động không được đảm bảo. Lúc này, người sử dụng lao động buộc phải hoàn trả số tiền đã thu của người lao động và trả lại cho người lao động.
Điều này dường như là một điều bất lợi cho người đi làm. Bởi vì nếu người lao động mang thai hay bị ốm đau, tai nạn lao động thì lại không đủ điều kiện về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Đồng thời để người sử dụng lao động thanh toán, hoàn trả số tiền đã thu gặp nhiều khó khăn trong thực tế.
Thứ tư, khi đi làm người sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động cũng như không tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động khiếu nại ở đâu?
Lần đầu, người lao động sẽ khiếu nại lên cá nhân, công ty không tham gia bảo hiểm xã hội cho mình để bên người sử dụng lao động có văn bản trả lời hoặc đưa ra hướng giải quyết.
Nếu như bên người sử dụng lao động không giải quyết, người lao động tiến hành khiếu nại lên chánh thanh tra sở lao động – thương binh và xã hội. Trong trường hợp không chọn khiếu nại là con đường giải quyết đầu tiên, người lao động tiến hành nộp đơn yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành. Con đường cuối cùng người đi làm có thể lựa chọn là khởi kiện tại Tòa án.
5. Phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chuyên môn có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Em đang làm bảng lương của doanh nghiệp tư nhân năm 2016! Với mức tính đóng BHXH mới thì phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chuyên môn đang có trên bảng lương của doanh nghiệp em thì có phải tính đóng BHXH hay không?
Luật sư tư vấn:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong năm 2016 và 2017 bao gồm một số loại phụ cấp lương nhưng không bao gồm phụ cấp chuyên môn và phụ cấp chuyên cần (2 loại phụ cấp do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận) căn cứ khoản 1 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.”
Như vậy, nếu phụ cấp chuyên cần và chuyên môn đáp ứng điều kiện nêu trên thì bạn mới phải tính đóng bảo hiểm, nếu chỉ là quy chế áp dụng thưởng chuyên cần, chuyên môn thì không tính đóng. Tuy nhiên từ năm 2018 trở đi thì phụ cấp tính đóng BHXH. Khoản 2 Điều 30 Thông tư này quy định:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
(…)
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.”
Điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
(…)
3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.”
6. Thời gian nào được coi là đóng bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư mẹ tôi sinh năm 1950 học sư phạm và bắt đầu dạy học từ tháng 09/1971 đến tháng 09/1987 thì nghỉ dạy để theo chồng con vào miền Nam sinh sống. Thời điểm đó mẹ tôi không được cấp sổ bảo hiểm xã hội của 17 năm công tác. Hiện nay tôi muốn làm lại sổ cho mẹ có đuợc không. Nếu được thì cần những thủ tục gì? Theo luật bảo hiểm xã hội tự nguyện mẹ tôi đóng thêm 03 năm nữa có được hưởng 45% lương hưu tự chọn không, và hiện mẹ tôi đã 66 tuổi nếu mẹ tôi được hưởng lương hưu thì bắt đầu từ năm nào? Xin cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1, Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
Điều 23. Tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội
1. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà được tính là thời gian công tác liên tục nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Cụ thể:
b) Người lao động có thời gian công tác gián đoạn hoặc đã nghỉ việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì việc xác định thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ quy định tại Điều 3 của Nghị định số 66/CP ngày 30 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội đối với lực lượng vũ trang; Điều 3 của Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội; Điều 54 của Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ; Điều 49 Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 139 của “Luật bảo hiểm xã hội năm 2021”.
Mặt khác, Điều 3 Nghị định 43-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội quy định:
Điều 3.- Điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là thời gian đóng góp bảo hiểm xã hội, tuổi đời hoặc bị suy giảm khả năng lao động.
Đối với công nhân, viên chức thuộc khu vực Nhà nước thì thời gian công tác thực tế trước ngày ban hành Nghị định này được coi là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy, đối chiếu theo các quy định nêu trên vào trường hợp của mẹ bạn, mẹ bạn là giáo viên, bắt đầu dạy học từ tháng 09/1971 đến tháng 09/1987 thì nghỉ dạy để theo chồng con vào miền Nam sinh sống. Thời điểm đó mẹ bạn không được cấp sổ bảo hiểm xã hội của 17 năm công tác. Do bạn không nói cụ thể về trường hợp của mẹ bạn, nên có thể xác định như sau:
– Nếu mẹ bạn sau khi nghỉ việc mà đã nhận trợ cấp một lần thì khoảng thời gian 17 năm công tác của mẹ bạn sẽ không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội và trong trường hợp này thì bạn không thể đi làm sổ bảo hiểm xã hội cho mẹ bạn.
– Nếu mẹ bạn sau khi nghỉ việc mà chưa được giải quyết bất kỳ chế độ nào và làm việc trong khu vực nhà nước thì quá trình công tác từ tháng 09/1971 đến tháng 09/1987 (đã nghỉ việc trước năm 1995), vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định của
Bên cạnh đó, theo khoản 2, Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
2. Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Như vậy, trong trường hợp của mẹ bạn thì mẹ bạn năm nay là 66 tuổi đã đủ tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn mới được 17 năm thì mẹ bạn có thể lựa chọn phương thức đóng bảo hiểm xã hội một lần cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Và khi đóng theo phương thức này, mẹ bạn có thể làm hồ sơ để được hưởng lương hưu.
Về mức hưởng lương hưu: Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng áp dụng trong năm 2017 như sau: Trong trường hợp nghỉ hưu trong điều kiện thông thường: 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Bạn có nêu là mẹ bạn đóng bảo hiểm xã hội 20 năm, thì theo quy định trên, tính đến năm 2017 thì tỷ lệ hưởng lương hưu của mẹ bạn là 60% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Thời điểm hưởng lương hưu sẽ được tính từ tháng liền kề sau tháng mẹ bạn đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
7. Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị! Anh chị cho hỏi trường hợp công nhân không muốn tham gia bảo hiểm thì có thể đáp ứng nhu cầu cho họ hay không? Hoặc trường hợp công nhân đấy đang tham gia bảo hiểm ở công ty khác rồi không muốn tham gia bảo hiểm ở công ty hiện tại thì có được không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là quyền lợi và cũng là trách nhiệm của người lao động theo quy định tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012.
Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Theo quy định trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện từ ngày 01/01/2018.
Trường hợp thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động thỏa thuận với người sử dụng la động không đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
Trường hợp người lao động làm việc tại 2 doanh nghiệp và đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc. Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động
1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:
a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
…”
Theo đó, người lao động không được tham gia bảo hiểm xã hội đồng thời tại 2 công ty mà chỉ được tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty ký hết hợp đồng lao động đầu tiên và bảo hiểm y tế tại công ty có mức tiền lương cao hơn. Đối với công ty không đóng bảo hiểm xã hội thì công ty này sẽ chi trả tiền bảo hiểm cùng với tiền lương cho người lao động.
Như vậy, nếu người lao động này đã tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở công ty khác thì không cần đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tại công ty của bạn tuy nhiên công ty bạn sẽ chi trả tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cùng với tiền lương cho người lao động.
8. Các khoản chi phí không thuộc trường hợp tính đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, em đang làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, cho em hỏi băt đầu từ năm 01/01/2018 phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chuyên môn có tính đóng bảo hiểm xã hội không ạ? Trân trọng cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh sinh xã hội.
Căn cứ Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về các khoản phụ cấp lương:
“…
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.”
Căn cứ theo quy định tại Điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH và khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH và điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định các khoản chế độ và phúc lợi sau sẽ không tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc :
– Tiền thưởng căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
– Tiền thưởng sáng kiến
– Tiền ăn giữa ca
– Tiền hỗ trợ xăng xe
Luật sư tư vấn pháp luật các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội:1900.6568
– Tiền hỗ trợ điện thoại
– Tiền hỗ trợ đi lại
– Tiền hỗ trợ giữ trẻ
– Tiền hỗ trợ nhà ở
– Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
– Tiền hỗ trợ người lao động có thân nhân bị chết
– Tiền hỗ trợ lao động có người thân kết hôn
– Tiền hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động
– Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khách ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Các khoản bổ khác không dùng để đóng bảo hiểm còn bao gồm các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng mức lương thoả thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Như vậy, khoản phụ cấp chuyên cần và phụ cấp chuyên môn được đề cập trong hợp đồng lao động, thuộc vào nhóm các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể, gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động thì sẽ không thuộc khoản tính đóng bảo hiểm xã hội.