Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Các điều kiện trong giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam.
Các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Các điều kiện trong giao dịch mua bán nhà ở tại Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật có thể cho em biết các điều kiện có hiệu lực trong hợp đồng mua bán nhà ở? Và Luật sư có thể cho em biết vì sao không ạ? Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở phải thỏa mãn cac điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được ghi nhận tại khoản 1, Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005, cụ thể bao gồm:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
Mặt khác theo quy định tại Điều 119, Luật Nhà ở 2014 thì các điều kiện của các bên tham gia vào giao dịch nhà ở bao gồm:
– Bên bán phải là chủ sở hữu hợp pháp hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về dân sự; trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở (đối với cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, đối với tổ chức phải có tư cách pháp nhân).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Bên mua là cá nhân phải có đầy đủ năng lực hành vi dấn sự, không yêu cầu phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch. Nếu là cá nhân nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Bên mua là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân. Trường hợp là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này; nếu tổ chức được ủy quyền quản lý nhà ở thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Về hình thức của hợp đồng mua bán nhà ở thì theo quy định tại khoản 1 Điều 123, Luật Nhà ở 2014 việc mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản. Mặt khác, theo quy định tại khoản 1 Điều 122, Luật Nhà ở 2014 thì hợp đồng mua bán nhà ở phải được thực hiện công chứng hoặc chứng thực.
Về mặt nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở không được trái với quy định của pháp luật hoặc đạo đức xã hội, đồng thời phải thỏa mãn quy định tại Điều 121, Luật Nhà ở 2014. Tuy nhiên, điểm then chốt để xây dựng nên nội dung của hợp đồng đó là các bên phải tự thỏa thuận với nhau để xây dựng nên các điều khoản chính trong hợp đồng.
Như vậy, để đảm bảo có hiệu lực của hợp đồng mua bán nhà ở, điều kiện tiên quyết đó là buộc các bên tham gia vào giao dịch mua bán nhà ở phải có đầy đủ năng lực chủ thể. Về phía hình thức của hợp đồng thì buộc các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng phải lập thành văn bản và buộc phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Điều kiện hợp đồng mua bán nhà ở có hiệu lực
– Tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở không công chứng
– Hợp đồng mua bán nhà ở có phải công chứng không?
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua điện thoại