Đấu thầu là quy trình lựa chọn nhà thầu để thực hiện để ký kết và thực hiện hợp đồng về các nội dung khác nhau của đấu thầu. Đối với việc lựa chọn các nhà thầu độc lập để tham gia đấu thầu cũng là một nội dung được quan tâm. Vậy nhà thầu độc lập là gì? Đánh giá tính độc lập của nhà thầu?
Mục lục bài viết
- 1 1. Nhà thầu độc lập là gì?
- 2 2. Đánh giá tính độc lập của nhà thầu:
- 3 3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư:
- 4 4. Quy trình lựa chọn nhà thầu:
- 4.1 4.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế:
- 4.2 4.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu:
- 4.3 4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện:
- 4.4 4.4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện:
- 4.5 4.5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
- 4.6 4.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:
- 4.7 4.7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng:
1. Nhà thầu độc lập là gì?
Nhà thầu độc lập là người hoặc một doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ và sản xuất ra kết quả, hoặc sản xuất các sản phẩm cho một doanh nghiệp theo một thỏa thuận hoặc hợp đồng bằng văn bản hay ngụ ý. Về phía Nhà thầu độc lập thì không phải chịu sự kiểm soát hoặc chỉ đạo của khách hàng, trừ khi được nêu trong hợp đồng. và Nhà thầu độc lập quyết định làm thế nào để cung cấp các dịch vụ được ký hợp đồng và thương lượng thời hạn và các sản phẩm.
2. Đánh giá tính độc lập của nhà thầu:
Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo quy định của
Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
– Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;
– Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
– Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
Phải đáp ứng được các điều kiện nêu trên để đảm bảo về nội dung công khai minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư:
Đấu thầu là việc lựa chọn ra nhà thầu phù hợp để thực hiện các dự án, công trình xây dựng…Đối với nhà thầ thì pháp luật quy định về Tư cách hợp lệ của nhà thầu phải dáp ứng đầy đủ các điêu kiện và cụ thể tại Điều 5. Tư cách hợp lệ của nhà thầu, nhà đầu tư Luật Đấu Thầu 2023 quy định:
1. Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký thành lập, hoạt động do cơ quan có thẩm quyền của nước mà nhà thầu, nhà đầu tư đang hoạt động cấp;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình giải thể; không bị kết luận đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật;
d) Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật này;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
g) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
h) Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
2. Nhà thầu, nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật của nước mà cá nhân đó là công dân;
b) Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật;
c) Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;
d) Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư có tư cách hợp lệ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được tham dự thầu với tư cách độc lập hoặc liên danh; trường hợp liên danh phải có
Có thể nói đấu thầu là một trong những phương thức kinh doanh có hiệu quả cao. Nó góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, Việt Nam đã rất nỗ lực để đảm bảo tạo ra một sân chơi công bằng, minh bạch nhằm thu hút các nhà thầu trong và ngoài nước có năng lực tham gia cung cấp hàng hóa, dịch vụ… Theo đó, yêu cầu về việc hoàn chỉnh các quy định pháp luật về nhà thầu cũng được đặt lên hàng đầu. Vừa để thúc đẩy đầu tư hợp tác, vừa để lựa chọn nhà thầu hiệu quả.
Như vậy, cửa hàng không có tư cách pháp nhân nên khi cửa hàng tham gia đấu với tư cách là tổ chức thì không đáp ứng các điều kiện về nhà thầu do đó không được tham gia đấu thầu với tư cách nhà thầu là tổ chức. Tuy nhiên, khi một cá nhân làm chủ cửa hàng thì vẫn được tham gia đấu thầu với tư cách cá nhân khi có đủ các điều kiện quy định
4. Quy trình lựa chọn nhà thầu:
4.1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế:
+ Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu
+ Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu
+ Bước 3: Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng
+ Bước 4:Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu
+ Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
4.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu:
Bước 1: Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; thương thảo, hoàn thiện hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng.
4.3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh được thực hiện:
Bước 1: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
Bước 2: Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng; trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
4.4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà thầu;
bước 4: Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 5: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
4.5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
Bước 2: Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Bước 3: Ký kết hợp đồng.
4.6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn cá nhân được thực hiện như sau:
Bước 1. Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá nhân;
bước 2. Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa học;
Bước 3: Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
Bước 4: Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
Bước 5: Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
Bước 6: Ký kết hợp đồng.
4.7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng:
Bước 1: Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
Bước 2: Tổ chức lựa chọn;
Bước 3: Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
Bước 4: Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: