Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa trong việc bảo vệ kịp thời quyền lợi ích hợp pháp và nhu cầu cấp bách của đương sự bảo toàn được tài sản hoặc bảo vệ chứng cứ. Hiện nay có các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trọng tài thương mại nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trọng tài thương mại:
– Biện pháp tạm thời trong trọng tài thương mại là một trong những nội dung quan trọng đã được ghi nhận tại Điều 48
+ Khi xảy ra những tranh chấp mà không thể tự giải quyết được với nhau thì các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài,
+ Đáng lưu ý,các bên mặc dù có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhưng hành động này không đồng nghĩa với việc bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
– Về điều kiện để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Hội đồng trọng tài chỉ có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có đủ cả bốn điều kiện sau:
+ Một trong các bên đương sự có yêu cầu áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Khi có yêu cầu thì cá nhân đề nghị áp dụng biện pháp này có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó;
+ Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm về tài chính để bảo đảm việc bồi thường những thiệt hại do việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng.
+ Đồng thời, cũng phải đảm bảo điều kiện là chưa có đương sự nào yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trọng tài thương mại:
Cũng được ghi nhận trong pháp luật trọng tài thương mại thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 49, Luật Trọng tài thương mại thì có 06 biện pháp khẩn cấp tạm thời:
– Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
Trong quá trình giải quyết việc tranh chấp, Hội đồng trọng tài, có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp này khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Đối tượng mà đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải là tài sản đang xảy ra tranh chấp;
+ Cá nhân đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản hoặc người khác có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hiện trạng của tài sản như thực hiện việc phá hủy, tháo dỡ, lắp ghép xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản;
+ Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính mới có tư cách để đưa ra yêu cầu này.
Lưu ý: Đương sự yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có trách nhiệm cung cấp chứng cứ, tài liệu chứng minh yêu cầu của mình là hợp lý.
– Để tránh trường hợp một bên tranh chấp có hành động gây bất lợi đến quá trình tố tung hoặc quyền lợi của bên còn lại thì hoàn toàn có thể cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
Căn cứ trên thực tế nếu thấy đương sự nào đó đang có hành vi (hành động hoặc không hành động) mà hành vi đó sẽ có tác động gây bất lợi cho quá trình tố tụng thì đương sự bên kia có quyền yêu cầu trọng tài hoặc Tòa án áp dụng biện pháp cấm hoặc buộc bên tranh chấp thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định. Khi nhận được yêu cầu của đương sự thì Trọng tài hay Tòa án phải xem xét tài liệu chứng cứ được cung cấp để kịp thời can thiệp tránh tình trạng gây ảnh hưởng đến quyền lợi cũng như quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài.
– Có căn cứ cho rằng người có nghĩa vụ bồi thường, khắc phục hậu quả vói bên còn lại thì tiến hành kê biên tài sản đang tranh chấp:
Kê biên tài sản chỉ áp dụng cho trường hợp người chiếm giữ tài sản đang có tranh chấp mà nhận thấy nếu không can thiệp thì một bên sẽ thực hiện tẩu tán, cất giấu tài sản đang có tranh chấp; điều này, gây khó khăn trong việc xem xét, giải quyết của Hội đồng trọng tài hoặc thi hành án sau này, thì theo yêu cầu của một trong các bên đương sự Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp này. Qúa trình kê biên tài sản phải tuận thủ theo đúng quy định từ việc thu giữ bảo quản, đặc biệt cần lập biên bản cụ thể, rõ ràng tuân thủ mặt nội dung và hình thức.
– Đưa ra yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
Những tranh chấp không loại trừ bất kỳ tài sản nào nên có những tài sản đang tranh chấp hoặc có liên quan đến tranh chấp, nếu không xử lý kịp thời sẽ làm hư hỏng, mất giá trị, giảm giá trị hoặc làm biến dạng tài sản. Trong trường hợp này thì việc bảo tồn, cất giữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp là thật sự cần thiết. Theo đó, Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án sẽ áp dụng biện pháp này khi các bên đương sự đã đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp này.
– Nếu thấy cần thiết áp dụng yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên thì Hội đồng trọng tài, Tòa án có thể đưa ra áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này;
Biện pháp này được sử dụng để kịp thời xử lý những nhu cầu cấp bách của đương sự nếu bên có yêu cầu chứng minh việc áp dụng biện pháp này là chính đáng và cần thiết để tránh tình trạng thiệt hại diễn ra trầm trọng hơn.
– Trên thực tế tồn tại cả biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp;
Để đảm bảo sự khách quan và công bằng thì trong thời gian đang được giải quyết tranh chấp thì những hành vi bán, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho,.. sẽ gây ra những thiệt hại cho đương sự khác hoặc gây khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý tài sản tranh chấp. Nên khi có yêu cầu của một trong các bên đương sự áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang có tranh chấp thì Hội đồng trọng tài hoặc Tòa án phải áp dụng biện pháp này.
Lưu ý:
– Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời thì không được nộp đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cá nhân chỉ được lựa chọn một trong hai cơ quan trên;
– Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính;
– Đối với trường hợp hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
3. Hồ sơ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài:
Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tại được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Trọng tài thương mại 2010:
Một trong các bên có căn cứ và nêu được lý do chính đáng để yêu cầu áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có đơn gửi đến Hội đồng trọng tài, đơn phải bao gồm các nội dung sau:
+ Thông tin về tên, địa chỉ của bên yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Thời gian tiến hành làm đơn cũng cần thể hiện rõ như Ngày tháng năm làm đơn;
+ Trong đơn cũng cần có đầy đủ tên, địa chỉ của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Trình bày tóm tắt nội dung vụ tranh chấp, đầy đủ thông tin cần thiết;
+ Nêu lên được lý do cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Đề xuất áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể;
+ Kèm theo đơn yêu cầu phải có cá tài liệu, chứng cứ chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
Văn bản pháp luật được sử dụng: Luật Trọng tài thương mại 2010.