Các biện pháp để phòng, hạn chế tổn thất trong kinh doanh bảo hiểm? Quy định về hoạt động khác trong kinh doanh bảo hiểm?
Kinh doanh bảo hiểm được quy định là phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ chức bảo hiểm với mục đích thu lợi nhuận thông qua đóng góp của người tham gia mua bảo hiểm để dựa vào đó tạo lập nên quỹ bảo hiểm, sử dụng quỹ và chi trả tiền bảo hiểm bồi thưởng tổn thất rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm. Trong kinh doanh bảo hiểm không thể tránh những rủi do, chính vì vậy cơ quan nhà nước đã ban hành nghị định quy định về các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất rủi ro khi kinh doanh.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Các biện pháp để phòng, hạn chế tổn thất trong kinh doanh bảo hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Trong kinh doanh bảo hiểm, có biện pháp nào để tránh được những tổn thất hoặc hạn chế đi những tổn thất, bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm có thế áp dụng được không? Mong Luật sư giải đáp.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 46
“Điều 46. Đề phòng, hạn chế tổn thất
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất bao gồm:
a) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục;
b) Tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro;
c) Hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm;
d) Thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
3. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất được tính theo tỷ lệ trên phí bảo hiểm thu được theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Theo đó doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng những biện pháp để phòng, hạn chế có tổn thất trong kinh doanh như tổ chức những sự kiện, chương trình tuyên truyền, giáo dục; tài trợ, hỗ trợ các phương tiện, vật chất để đề phòng hạn chế rủi ro; hỗ trợ xây dựng các công trình nhằm mục đích đề phòng, giảm nhẹ mức độ rủi ro cho các đối tượng bảo hiểm hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác giám sát, đề phòng, hạn chế tổn thất.
2. Quy định về hoạt động khác trong kinh doanh bảo hiểm
2.1. Hoạt động chuyển giao hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như sau
Chuyển giao hợp đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài muốn chuyển giao toàn bộ hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao) phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
Thứ nhất, văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu do Bộ Tài chính quy định;
Thứ hai, kế hoạch chuyển giao hợp đồng gồm các nội dung sau:
– Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao);
– Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
– Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao;
– Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
– Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao.
Thứ ba là nội dung hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
– Đối tượng của việc chuyển giao;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao;
– Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
– Phương thức giải quyết tranh chấp.
Thứ tư, giấy cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.
Trong thời hạn 21 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải công bố về việc chuyển giao như sau:
– Đăng bố cáo về việc chuyển giao trên 02 tờ báo ra hàng ngày trong 05 số liên tiếp bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao;
+ Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;
+ Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;
+ Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao.
– Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên mua bảo hiểm được phép hủy hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực.
Trường hợp bên mua bảo hiểm hủy hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã nhận tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đối với bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe; số nào lớn hơn giữa phí bảo hiểm đã nhận và giá trị hoàn lại đối với bảo hiểm nhân thọ.
Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao:
– Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chính phê chuẩn;
– Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao;
– Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao.
Theo đó, Doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thỏa thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch chuyển giao.
Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ, dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao.
Như vậy, việc chuyển giao hợp đồng đối doanh nghiệp, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài muốn chuyển giao toàn bộ hợp đồng của một số nghiệp vụ bảo hiểm phải có đầy đủ các giấy tờ theo luật định như: văn bản đề nghị chuyển giao, kế hoạch chuyển giao hợp đồng, nội dung hợp đồng chuyển giao,
2.2. Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài
Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm luôn phải bảo đảm duy trì nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng các nguyên tắc sau:
– Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải không thấp hơn mức vốn pháp định quy định như sau:
Về mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
Về mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
Về mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của chi nhánh nước ngoài
+ Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp tái bảo hiểm:
+ Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 400 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh tái bảo hiểm nhân thọ hoặc cả hai loại hình tái bảo hiểm nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 700 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh cả 3 loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe: 1.100 tỷ đồng Việt Nam.
Mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
+ Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc hoặc môi giới tái bảo hiểm: 4 tỷ đồng Việt Nam;
+ Kinh doanh môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm: 8 tỷ đồng Việt Nam.
+ Bảo đảm biên khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài cao hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu.
Theo đó, đối với hàng quý, căn cứ vào