Trên thế giới và Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều người, sự kiện, nhóm người, câu lạc bộ, tổ chức tham gia vào hoạt động từ thiện. Tuy nhiên nhiều người lợi dụng hoạt động này để "biến tướng" thực hiện hành vi vi phạm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì cá nhân nên làm từ thiện như thế nào để đúng quy định của pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Cá nhân nên làm từ thiện như thế nào để đúng pháp luật?
Trước hết, đối với cá nhân có hoạt động từ thiện, để đúng quy định của pháp luật thì cá nhân đó cần phải thực hiện thủ tục mở sổ ghi chép hoạt động từ thiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư 41/2022/TT-BTC, cá nhân thực hiện hoạt động vận động, tiếp nhận, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện cần phải thực hiện theo các quy định như sau:
(1) Cá nhân đó cần phải thực hiện thủ tục mở sổ sách để ghi chép lại toàn bộ các khoản chi phí đã tiếp nhận đóng góp từ thiện từ các nhà tài trợ khác nhau, ghi chép lại các khoản đã sử dụng, các khoản đã phân phối từ nguồn đóng góp của các nhà tài trợ để thực hiện các hoạt động xã hội, thực hiện từ thiện một cách chính xác, trung thực, đảm bảo minh bạch và đảm bảo tính công khai.
(2) Quá trình ghi chép sổ sách bắt buộc phải được cá nhân thực hiện ngay khi bắt đầu tiến hành vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ các nhà tài trợ để tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện, số liệu ghi chép phải liên tục theo trình tự thời gian, sổ sách ghi chép cần phải phản ánh đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Khi ghi hết trong sổ thì cá nhân phải cộng tổng số liệu của từng trang để mang số liệu tổng cộng của Trang trước Vy sang đầu trang kế tiếp, cá nhân không được ghi xen kẻ thêm vào phía trên hoặc thêm vào phía dưới của Trang sổ trong quá trình ghi chép hoạt động từ thiện. Nếu cá nhân không ghi hết trong sổ thì bắt buộc phải gạch chéo phần còn thừa, nghiêm cấm mọi hành vi tẩy xóa hoặc hành vi sửa chữa đối với các số liệu thông tin ghi nhận trên sổ sách.
(3) Kết thúc đợt vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp từ các nhà tài trợ để thực hiện hoạt động xã hội, thực hiện hoạt động từ thiện, cá nhân cần phải chốt sổ, theo đó cá nhân cần phải cộng toàn bộ số liệu đã thu chi, tính ra số liệu còn thừa chưa sử dụng để lập báo cáo công khai số liệu theo quy định của pháp luật. Đối với các khoản tiếp nhận và sử dụng thông qua tài khoản gửi tiền ngân hàng thì cần phải đối chiếu số liệu với ngân hàng nơi mở tài khoản khi kết thúc đợt vận động. Bản đối chiếu số liệu với ngân hàng bắt buộc phải được lưu giữ và công khai khi kết thúc đợt vận động.
(4) Các khoản tiếp nhận từ các nhà tài trợ để thực hiện hoạt động xã hội, thực hiện hoạt động từ thiện cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp tiếp nhận tiền tài trợ bằng tiền mặt thì cần phải được thực hiện như sau:
- Cá nhân người vận động bắt buộc phải mở tài khoản riêng phục vụ cho mục đích xã hội, phục vụ cho mục đích từ thiện tại ngân hàng theo quy định của pháp luật, không được nhận tiền tài trợ cho mục đích xã hội hoặc mục đích từ thiện vào chung với tài khoản chi tiêu cá nhân của người vận động;
- Trong trường hợp tiếp nhận tài trợ bằng tiền mặt từ các nhà tài trợ, cá nhân cần phải có trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mặt đó, trong trường hợp chưa sử dụng thì có thể đem gửi vào tài khoản được mở riêng phục vụ cho hoạt động từ thiện tại các ngân hàng;
- Trong trường hợp tiếp nhận tiền tài trợ bằng ngoại tệ từ các nhà tài trợ để thực hiện cho hoạt động xã hội hoặc hoạt động từ thiện trong nước, cá nhân tiếp nhận bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại phải sử dụng tiền Việt Nam để phục vụ cho hoạt động xã hội và hoạt động từ thiện theo quy định của pháp luật;
- Tiền lãi phát sinh sau khi trừ đi chi phí thanh toán sẽ được bổ sung tăng nguồn vốn tài trợ;
- Trong trường hợp các cá nhân tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, tùy theo điều kiện kho bãi và khả năng bảo quản, cá nhân có thể đưa ra quyết định tiếp nhận hay không tiếp nhận các khoản tài trợ bằng hiện vật. Trong trường hợp cá nhân đồng ý tiếp nhận tài trợ bằng hiện vật, cá nhân cần phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ bảo quản an toàn hiện vật, phân phối kịp thời hiện vật đến các địa điểm cần hỗ trợ.
Theo đó thì có thể nói, cá nhân hoàn toàn có thể tổ chức thực hiện hoạt động vận động quyên góp từ thiện, đây là hoạt động nhân văn, nhân đạo và dầu ý nghĩa, có khả năng giúp đỡ cho người dân trong hoàn cảnh khó khăn để vượt qua thiên tai và dịch bệnh. Tuy nhiên cá nhân cần phải lưu ý một số quy định của pháp luật để từ thiện, giúp cấm mọi hành vi mượn từ thiện để trục lợi cá nhân. Cá nhân trong quá trình làm từ thiện cần phải lưu ý một số vấn đề nêu trên để hoạt động ý nghĩa này không trở thành hoạt động vi phạm pháp luật.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc vận động đóng góp từ thiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình vận động đóng góp từ thiện. Trong đó bao gồm:
- Hành vi cản trở, hành vi ép buộc các tổ chức phải cản trở hoặc kép của các cá nhân tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối, đóng góp, sử dụng nguồn đóng góp từ thiện;
- Có hành vi báo cáo thông tin không đúng sự thật, cung cấp thông tin không đúng sự thật, chiếm đoạt tài sản, phân phối sai mục đích, sử dụng sai mục đích, phân phối không đúng thời gian, phân phối không đúng đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp từ thiện;
- Có hành vi lợi dụng công tác vận động, lợi dụng công tác tiếp nhận, công tác phân phối, sử dụng nguồn đóng góp từ thiện để trục lợi cá nhân/hoặc thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến an ninh trật tự an toàn xã hội.
3. Thời điểm công khai tổng số tiền từ thiện đóng góp tự nguyện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, có quy định về vấn đề công khai đóng góp từ thiện. Trong đó, thời điểm công khai đóng góp từ thiện là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Theo đó:
- Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các cá nhân, vận động các tổ chức đóng góp tiền phải đóng góp hiện vật để thực hiện hoạt động từ thiện ngay sau khi ban hành;
- Công khai thời gian, công khai địa điểm, công khai cách thức tiếp nhận tiền, tiếp nhận hiện vật đóng góp từ thiện trước từ 01 ngày đến 03 ngày khi bắt đầu tổ chức từ thiện trên thực tế;
- Công khai kết quả vận động, kết quả tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp từ thiện: Công khai tổng số tiền, tổng số hiện vật đã vận động, đã tiếp nhận chậm nhất sau khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp cận, công khai tổng số tiền và hiện vật đã phân phối/sử dụng chậm nhất trong khoảng thời gian sau 30 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc thời gian phân phối hoặc thời gian sử dụng;
- Công khai đối tượng hỗ trợ, công khai chính sách hỗ trợ, công khai mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hoạt động hỗ trợ, phân phối tiền và phân phối hiện vật đóng góp tự nguyện.
Như vậy, thời điểm công khai tổng số tiền từ hoạt động từ thiện sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Nghị định 93/2021/NĐ-CP tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
+ Thông tư 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện.
THAM KHẢO THÊM: