Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác.
Chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống các chế định của pháp luật dân sự Việt Nam cũng như các quốc gia khác. Sự khác biệt giữa các hệ thống pháp luật trên thế giới về vấn đề này đã làm phát sinh xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để giải quyết vấn đề này để bảo vệ lợi ích cho các bên liên quan. Công ty LUẬT DƯƠNG GIA sẽ cung cấp cho khách hàng một số kiến thức pháp lý cần thiết về vấn đề này.
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự về quan hệ bồi thường thiệt hại mà trước khi xảy ra thiệt hại, các bên chủ thể là bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại không có thoả thuận hoặc hợp đồng nào. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Tư pháp quốc tế được hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại có yếu tố nước ngoài, có nghĩa là: các bên chủ thể bao gồm bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có quốc tịch khác nhau hoặc nơi cư trú khác nhau (đối với cá nhân) hoặc có trụ sở ở các nước khác nhau (đối với pháp nhân); hay hành vi gây thiệt hại hoặc hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài.
Theo pháp luật Việt Nam, vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 773 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại.
2. Việc bồi thường thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả được xác định theo pháp luật của nước mà tàu bay, tàu biển mang quốc tịch, trừ trường hợp pháp luật về hàng không dân dụng và pháp luật về hàng hải của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
3. Trong trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là công dân hoặc pháp nhân Việt Nam thì áp dụng pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Như vậy, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng luật của nước xảy ra hành vi vi phạm pháp luật. Việc áp dụng hệ thuộc luật này thể hiện tính khách quan, công bằng đối với mỗi bên đương sự bởi vì không phải lúc nào bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại cũng có cùng quốc tịch hoặc nơi cư trú. Hơn nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để Tòa án có thẩm quyền điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh thiệt hại thực tế, lợi ích của bên bị thiệt hại cũng vì thế mà được bảo đảm chặt chẽ hơn. Về khái niệm nơi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật, pháp luật Việt Nam quy định đó có thể là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, có một điểm hạn chế đó là nhà làm luật chỉ quy định chung là “xác định theo pháp luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại” mà không đưa ra thứ tự ưu tiên áp dụng luật như thế nào. Do đó, đây là vấn đề cần được hướng dẫn rõ ràng hơn để tránh việc các cơ quan có thẩm quyền áp dụng luật một cách tùy tiện, không thống nhất, chẳng hạn: có thể theo hướng ưu tiên áp dụng luật có lợi hơn cho đương sự; hoặc theo hướng ưu tiên áp dụng luật của nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại trước, nếu không xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại thì sẽ xem xét áp dụng luật của nước nơi phát sinh hậu quả thực tế của hành vi gây thiệt hại; hoặc có thể để cho các bên đương sự có quyền đề xuất chọn luật áp dụng.
>>> Luật sư
Ngoài ra, trên thực tế, đối với những trường hợp không thể xác định được nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại nằm trong lãnh thổ của một quốc gia nhất định như các trường hợp thiệt hại do tàu bay, tàu biển gây ra ở không phận quốc tế hoặc biển cả, pháp luật nước ta cũng đã dự liệu tại khoản 2 Điều 773 “Bộ luật dân sự 2015”. Theo đó, hệ thuộc luật quốc tịch của tàu bay, tàu biển sẽ được áp dụng để giải quyết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, một điểm bất cập đặt ra khiến cho quy định này khó có được tính khả thi đó là nhà làm luật đã không dự liệu tới các trường hợp như: tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch của quốc gia nào thì sẽ được điều chỉnh như thế nào; các tàu bay, tàu biển có quốc tịch khác nhau va chạm nhau gây thiệt hại cũng không có cơ sở để điều chỉnh. Có thể xem xét ví dụ sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này: Tàu du lịch của Mỹ đâm vào tàu chở lương thực của Việt Nam trên biển quốc tế, bên đại diện cho tàu chở lương thực của Việt Nam đã khởi kiện tàu du lịch của Mỹ ra trước
Khoản 3 Điều 773 “Bộ luật dân sự 2015” đã áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự để giải quyết khi hành vi gây thiệt hại xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà họ lại có cùng quốc tịch Việt Nam. Quy định này giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết có cơ sở pháp lý rõ ràng để áp dụng. Đồng thời, do luật quốc tịch gần gũi với các bên đương sự hơn cả nên việc áp dụng hệ thuộc này là phù hợp và có thể đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự. Ví dụ: A và B đều là công dân Việt Nam và cư trú tại Tây Ban Nha. A điều khiển xe mô tô và gây tai nạn cho B tại Tây Ban Nha. Sau đó, B về Việt Nam và khởi kiện A ra trước Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này, mặc dù nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại ở nước ngoài nhưng do A và B đều có quốc tịch Việt Nam nên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết. Hướng dẫn quy định này, khoản 2 Điều 17 Nghị định 138/2006 ngày 15/11/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đã quy định như sau:
“2. Trong trường hợp áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì tuân theo các quy định tại Chương XXI Phần thứ ba của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan”.
Mặc dù pháp luật Việt Nam đã có quy định để điều chỉnh vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tuy nhiên, do các quan hệ trong đời sống quốc tế ngày càng phát triển nên các quy định này vẫn chưa thể điều chỉnh hết các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Do đó, thiết nghĩ các nhà làm luật cần có những sửa đổi, bổ sung kịp thời để bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích của đương sự, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong giao lưu dân sự quốc tế.