Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự. Vậy, vấn đề bồi thường thiệt hại khi thiếu trách nhiệm trông giữ trẻ được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
1.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Theo quy định của Điều 585
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và trong thời gian sớm. Mức bồi thường, hình thức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận.
– Người chịu trách nhiệm bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu họ không có lỗi hoặc không cố ý gây ra thiệt hại và nếu mức thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của họ. Ngoài ra, người bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
– Không bồi thường khi không áp dụng biện pháp ngăn chặn thiệt hại: Các bên không được bồi thường khi thiệt hại xảy ra do họ không áp dụng các biện pháp cần thiết và hợp lý để ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Nguyên tắc này thường áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại đối với tài sản, vì giá trị của tài sản có thể được xác định cụ thể. Tuy nhiên, khi xâm phạm đối với giá trị cá nhân như sức khỏe và tính mạng, việc sử dụng tiền để bồi thường trở nên khó khăn do giá trị cá nhân không thể đo lường bằng tiền. Do đó, việc xác định thiệt hại trong trường hợp này thường phức tạp hơn và số tiền bồi thường chỉ mang tính tương đối.
1.2. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Pháp luật quy định hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất: Các chủ thể gây ra thiệt hại phải bù đắp tổn thất vật chất thực tế và có thể tính bằng tiền, bao gồm:
- Tổn thất về tài sản, bao gồm sự mất mát hoặc hủy hoại tài sản.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế hoặc khắc phục thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do hành vi vi phạm.
– Trách nhiệm bồi thường tổn thất về mặt tinh thần: Đây là trách nhiệm bồi thường thiệt hại không phải về mặt vật chất mà liên quan đến tinh thần, đặc biệt là khi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người bị thiệt hại. Trách nhiệm này không chỉ đòi hỏi ngừng hành vi vi phạm, xin lỗi và cải chính công khai mà còn yêu cầu thực hiện việc bồi thường bằng một khoản tiền để bù đắp tổn thất về mặt tinh thần cho người bị thiệt hại.
Tổng hợp lại, pháp luật quy định cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt vật chất và trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp xâm phạm đối với tài sản và giá trị cá nhân của người khác. Điều này giúp bảo vệ cả các khía cạnh về quyền và lợi ích của các bên liên quan.
1.3. Cơ sở bồi thường thiệt hại:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên 4 cơ sở sau:
– Thứ nhất, bồi thường thiệt hại khi có hành vi trái pháp luật xảy ra:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể chỉ được phát sinh khi và chỉ khi có hành vi trái pháp luật và trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Khi một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ theo quy định.
Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền hoặc nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng thì không phải bồi thường thiệt hại.
– Thứ hai, bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra trong thực tế:
Những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút được coi là thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Những thiệt hại nói trên được chia làm 2 loại: trực tiếp và gián tiếp
+ Thiệt hại trực tiếp là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra hoặc những tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
+ Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại hoặc nó còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Thứ ba, bồi thuờg thiệt hại jkhi có mối quan hệ giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra
Pháp luật quy định chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.
– Thứ 4, do lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự
Lỗi là điều tiên quyết nhất làm căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi do cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ các trường hợp đã có thỏa thuận trước đó hoặc pháp luật quy định khác.
Như vậy khi áp dụng các quy định về trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là vô ý hay cố ý nếu các bên không có thỏa thuận và không có quy định pháp luật khác.
2. Thiếu trách nhiệm khi trông giữ trẻ có phải bồi thường thiệt hại không?
Theo quy định tại Điều 609 của
– Thứ nhất, chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, và phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại:
– Thứ hai, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại: Nếu thu nhập của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì mức bồi thường sẽ được xác định dựa trên mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại. Điều này đảm bảo rằng người bị thiệt hại sẽ không phải chịu thêm gánh nặng tài chính do việc xâm phạm sức khỏe gây ra.
– Thứ ba, chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị: Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc, các chi phí liên quan đến việc chăm sóc người bị thiệt hại cũng phải được bồi thường.
– Thứ 4, tổn thất về tinh thần mà người bị thiệt hại phải chịu đựng. Mức bồi thường này có thể thoả thuận giữa các bên, và nếu không có thoả thuận, mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật, người trông giữ trẻ phải bồi thường thiệt hại cho cháu bé hoặc người nhà cháu bé dựa trên các khoản bồi thường nêu trên khi việc trông giữ trẻ không được thực hiện một cách cẩn thận và dẫn đến việc xâm phạm đến sức khỏe của cháu bé.
3. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại:
Theo quy định của
Điều 588 của
Như vậy, trong trường hợp hành vi thiếu trách nhiệm khi trông giữ trẻ dẫn đến thiệt hại, thời hiệu để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là ba năm, tính từ ngày người bị thiệt hại biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Việc này đảm bảo quyền của người bị thiệt hại trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong thời hạn quy định.
4. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 612
Danh mục văn bản pháp lý sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;