Nguyên tắc bồi thường thiệt hại? Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình, nhà ở gây ra? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm?
Bồi thường trách nhiệm là một trong những chế định có vai trò quan trọng trong pháp luật dân sự. Trong những năm gần đây, việc giải quyết nhu cầu về nhà ở, học tập, vui chơi giải trí cho người dân ngày một tăng cao. Cũng chính do đó mà các công trình xây dựng ngày càng nhiều và kéo theo số lượng các vụ tai nạn do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra ngày càng tăng. Các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây ra là một trong những trách nhiệm dân sự được quy định cụ thể trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
Đối với các thiệt hại trên thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời theo đúng quy định của pháp luật. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Các chủ thể là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
Khi mức bồi thường đã không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu cơ quan
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì bên bị thiệt hại sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính bản thân mình.
2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình, nhà ở gây ra:
Theo Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công trình, nhà ở gây ra có nội dung cụ thể như sau:
“Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.”
Như vậy, ta nhận thấy, theo Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra quy định cụ thể về các chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra như sau:
– Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác.
– Người chiếm hữu phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác.
– Người được giao quản lý nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác.
– Người sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác.
Theo quy định nêu trên thì khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, các chủ thể là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng. Bộ luật dân sự năm 2015 cũng không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Chính bởi vì thế mà đã dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế trong quá trình nhà cửa, công trình xây dựng gây thiệt hại cho người khác. Cũng do vậy mà pháp luật dân sự cần bơ sung quy định về việc xác định thứ tự chịu trách nhiệm bồi thường và phải phân định được trách nhiệm của các chủ thể khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại.
Trên thực tế, việc xác định người phải bồi thường thiệt hại là chủ sở hữu hay người chiếm hữu, người được giao quản lý, người sử dụng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp nhà cửa, công trình khác gây thiệt hại mà có lỗi của người quản lý, thì cần phải xem xét trong thời gian đó chủ thể nào có nghĩa vụ quản lý nhà cửa, công trình đó. Trong trường hợp khi chủ sở hữu là người trực tiếp quản lý, sử dụng thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp do người khác chiếm hữu, sử dụng và do các chủ thể đó đã không thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thì họ phải bồi thường thiệt hại cho các chủ thể bị thiệt hại.
– Đối với trường hợp nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại mà không có sự vi phạm trong quản lý thì việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phụ thuộc vào việc chủ thể nào được xác định là người có quyền thực hiện các quyền khai thác công dụng hoặc hưởng lợi các lợi ích phát sinh từ nhà cửa, công trình xây dựng khác tại thời điểm nó gây thiệt hại. Như vậy, ta nhận thấy, nếu chủ sở hữu là người đang thực hiện các quyền đối với tài sản hoặc đang được hưởng các lợi ích từ tài sản đó thì chủ sở hữu phải bồi thường, kể cả tại thời điểm đó nhà cửa, công trình xây dựng đang do người khác trực tiếp quản lý.
Ngoài các chủ thể được nêu cụ thể bên trên thì các chủ thể là người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại có thể là người thi công đối với công trình xây dựng hay nhà cửa đó. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công là một quy định hoàn toàn mới trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, nếu các chủ thể là người thi công công trình xây dựng và nhà ở có lỗi thì các chủ thể này cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các chủ thể bị thiệt hại.
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
Hiện nay, để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng thì nguyên đơn cần chứng minh đủ ba điều kiện cụ thể như sau:
– Nguyên đơn cần chứng minh có thiệt hại cụ thể xảy ra trong thực tiễn.
– Nguyên đơn cần chứng minh có sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng.
– Nguyên đơn cần chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với sự tự thân tác động của nhà cửa, công trình xây dựng mà không cần chứng minh lỗi của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng.
Còn để làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người thi công thì nguyên đơn lại phải chứng minh đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:
– Nguyên đơn cần chứng minh có thiệt hại cụ thể xảy ra trong thực tiễn.
– Nguyên đơn cần chứng minh có hành vi trái pháp luật của người thi công.
– Nguyên đơn cần chứng minh có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại với hành vi trái pháp luật của người thi công.
– Một điều kiện vô cùng quan trọng nữa đó là phải chứng minh được lỗi của người thi công công trình xây dựng, nhà cửa đó. Hiểu một cách đơn giản thì nếu người thi công có lỗi họ phải liên đới cùng chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng bồi thường thiệt hại.
Như vậy, để được chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng và người thi công bồi thường thiệt hại thì nguyên đơn phải chứng minh được các điều kiện được nêu cụ thể bên trên. Việc chứng minh này là nghĩa vụ của nguyên đơn và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của nguyên đơn cũng như các bị đơn khi có tránh chấp xảy ra trong thực tiễn.
4. Quy định về các trường hợp loại trừ trách nhiệm:
Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định chung trong Điều 584. Theo Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 cho tất cả các loại trách nhiệm. Theo Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp cụ thể sau đây: “Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác” được quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015.
Qua quy định này ta có thể nhận thấy các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại được Bộ luật dân sự năm 2015 chưa được quy định đầy đủ. Cụ thể, Bộ luật chưa quy định về trường hợp được loại trừ trách nhiệm bồi thường trong trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người thứ ba. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều công trình xây dựng thuộc danh mục di tích lịch sử phải bảo tồn. Đối với những công trình này, việc sửa chữa phải được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chính vì thế mà trong trường hợp vì cơ quan có thẩm quyền không cấp phép sửa chữa khiến công trình bị xuống cấp rồi sụp đổ thì rất khó xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Dựa vào căn cứ được nêu tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 thì ta nhận thấy đây không thuộc các trường hợp để được loại trừ trách nhiệm bồi thường. Chính bởi vì vậy mà chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với công trình đó. Việc quy định như vậy là không công bằng và thiếu hợp lý. Chính bởi vì thế mà pháp luật nước ta cần bổ sung quy định đối với các trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại.