Bồi thường thiệt hại dân sự là một chế định pháp luật. Một trong những vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực dân sự là tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận và ý chí của các bên trong giao dịch. Vậy trách nhiệm bồi thường được giải quyết như thế nào? Cùng bài viết tìm hiểu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bồi thường thiệt hại dân sự là gì?
Trước tiên, hiểu một cách cơ bản nhất thì bồi thường thiệt hại dân sự là trách nhiệm thực hiện ngoài phạm vi hợp đồng. Trách nhiệm này phát sinh cả khi trước đó các bên không có ràng buộc gì. Nói cách khác là không có hợp đồng nào được kí kết trước đó. Bồi thường thiện hại dân sự là trách nhiệm dân sự đặt ra đối với cá nhân, tổ chức. Phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến các quyền dân sự (về nhân thân hoặc về tài sản) của cá nhân, pháp nhân. Mà các quyền này được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ.
Đây là các quyền cơ bản dành cho công dân khi tham gia vào pháp luật dân sự nói riêng. Các quyền đó gắn với họ và bất kì ai cũng không có quyền xâm phạm đến. Pháp luật dân sự quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một nghĩa vụ bắt buộc với bên xâm phạm tới quyền này. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hòa giải hoặc pháp luật có quy định khác. Bồi thường thiệt hại dân sự được
Quy định chung về Bồi thường thiệt hại tại Điều 13:
“Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Và quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 :
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Do được pháp luật trao quyền nên khi có thiệt hại xảy ra, bên bị thiệt hại hoàn toàn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường toàn bộ thiệt hại. Qua quy định này, các bên hoàn toàn có cơ sở giải quyết phát sinh hay thực hiện hòa giải. Và hạn chế tranh chấp xảy ra. Những thiệt hại gây ra không phải do vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Nên rất nhiều trường hợp trên thực tế có hành vi gây ra thiệt hại nhưng giữa các bên không có ràng buộc hợp đồng trước đó. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chính là căn cứ được áp dụng để xử lý. Để giải quyết được hậu quả nhanh và triệt để, cũng như hạn chế những tranh chấp phát sinh
2. Ví dụ về bồi thường thiệt hại dân sự:
Để dễ hiểu hơn, bạn đọc có thể tham khảo ví dụ về bồi thường thiệt hại dân sự sau:
A tham gia giao thông bằng xe máy. Do buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái và đâm vào B đang đi bộ cùng chiều. Hậu quả khiến B bị gãy tay và phải nhập viện điều trị. Qua xác minh kết luận được lỗi hoàn toàn là của A trong điều khiển phương tiện giao thông. Căn cứ theo quy định của pháp luật, A có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho B. Nếu hai bên có thỏa thuận giải quyết khác cũng sẽ được pháp luật tôn trọng. Như vậy trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự phát sinh khi nhận thấy thỏa mãn các dấu hiệu sau:
– Có hành vi trái pháp luật xảy ra. Hành vi này được thực hiện có thể do sự cố ý hay vô ý. Người gây ra thiệt hại có thể không mong muốn hậu quả. Nhưng xét về tính chất, hành vi này là trái với những nội dung được pháp luật bảo vệ.
– Gây ra thiệt hại về nhân thân hoặc tài sản được pháp luật bảo vệ. Có thể kể đến như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Hành vi trái pháp luật xảy ra. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả. Gây ra thiệt hại cho cá nhân hoặc tổ chức khác.
– Có dấu hiệu lỗi: lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý.
3. Nguyên tắc về bồi thường:
Nguyên tắc này được quy định cụ thể tại Điều 585
Thứ nhất
Người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời thiệt hại. Bao gồm các thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của mình gây ra. Bồi thường toàn bộ có nghĩa là phải xác định thiệt hại, mức độ lỗi, hậu quả gây ra. Bồi thường tương xứng với các giá trị đó. Bồi thường kịp thời thiệt hại tức là
Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự. Các bên cũng có thể tự do thỏa thuận biện pháp khắc phục phù hợp. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thứ hai,
Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu đáp ứng hai tiêu chí sau:
– Gây ra thiệt hại với lỗi vô ý: không thấy trước được hậu quả trong hành vi của mình mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra; do cẩu thả hoặc quá tự tin cho rằng thiệt hại sẽ không xảy; hoặc có thể ngăn chặn được nên đã thực hiện hành vi và đã gây ra thiệt hại ngoài mong muốn.
– Thiệt hại xảy ra có tính nghiệm trọng, hậu quả có giá trị quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Xét thấy họ không có khả năng bồi thường toàn bộ giá trị trên thực tế. Quy định này nhằm tạo hướng giải quyết linh hoạt và hiệu quả nhất. Giúp việc bồi thường để bù đắp thiệt hại được diễn ra nhanh nhất. Cũng như các bên có thể xác định được rõ giá trị bù đắp thiệt hại. Từ đó tìm các hướng giải quyết và khắc phục phù hợp.
Thứ ba,
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế. Do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả; có sự thay đổi về khả năng lao động của người bị thiệt hại hoặc có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại. Bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Thứ tư,
Ngoài yếu tố lỗi được xác định là của bên gây ra thiệt hại. Các yếu tố lỗi còn được xác định của các bên liên quan. Việc xác định giúp đưa ra chính xác giá trị thiệt hại. Nhằm mục đích giải quyết thiệt hại trên thực tế. Khi xác định bên bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì sẽ không được bồi thường đối với phần thiệt hại do lỗi của chính họ gây ra. Bên có quyền, lợi ích liên quan bị xâm phạm không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình thì không được bồi thường phần thiệt hại xảy ra. (khoản 2 Điều 584
4. Các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại dân sự:
Để bảo vệ các quyền cơ bản cho công dân, pháp luật đưa ra những nội dung quy định cụ thể cũng như giao nhiệm vụ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia giải quyết. Đây là các quy định được ghi nhận trong pháp luật Dân sự. Vì vậy,
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại
Chương XX của Bộ luật Dân sự năm 2015. Bao gồm:
– Các quy định chung
Từ Điều 584 đến Điều 588. Xác định yếu tố lỗi; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại; chú trọng vào hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Xác định thiệt hại thực tế. Khẳng định trách nhiệm chứng minh thiệt hại của người yêu cầu bồi thường, tránh những yêu cầu không có cơ sở.
– Nội dung về xác định thiệt hại
Quy định từ Điều 589 đến Điều 593. Phân loại các nhóm thiệt hại, bao gồm: thiệt hại do tài sản; sức khỏe; tính mạng bị xâm phạm; thiệt hại do nhân phẩm, uy tín, danh dự bị xâm phạm.
– Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể
Từ Điều 594 đến Điều 608. Đây là các chủ thể đặc biệt không thể tự chịu trách nhiệm bồi thường, do đó cần xác định chính xác chủ thể chịu phải trách nhiệm.
– Ngoài ra,
Như vậy, với việc quy định cụ thể về chế định này, cho thấy mức độ nghiêm trọng trong thực tế. Cũng như hậu quả mà hành vi gây thiệt hại gây ra. Chế định về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là căn cứ giúp giải quyết các tình huống trong thực tế. Các quy định này là hoàn toàn cần thiết. Qua đó bảo đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản cho công dân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: – Bộ luật Dân sự năm 2015.