Nhiều vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xảy ra trên thị trường xoay quanh vấn đề điều khoản của hợp đồng bảo hiểm trong quá trình ký kết. Vậy bổ sung nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Bổ sung nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm thế nào?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, hợp đồng bảo hiểm được xem là sự thỏa thuận của các bên, trong đó có bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cần phải thực hiện thủ tục chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc thực hiện các hoạt động bồi thường cho người được bảo hiểm khi có xảy ra sự kiện bảo hiểm trên thực tế. Trong đó, sự kiện bảo hiểm được xem là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận được quy định trong hợp đồng bảo hiểm hoặc do pháp luật quy định, mà khi xảy ra sự kiện bảo hiểm đó thì các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm trên thực tế.
Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Bổ sung nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm như thế nào? Nhìn chung, hợp đồng bảo hiểm cũng là một trong những hình thức của hợp đồng dân sự. Hợp đồng bảo hiểm ngoài sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 thì cũng đặt dưới sự quản lý chung của Bộ luật dân sự năm 2015. Pháp luật về dân sự hiện nay cũng đã quy định cụ thể về vấn đề sửa đổi và bổ sung nội dung trong hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng. Căn cứ theo quy định tại Điều 241 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng. Cụ thể như sau:
– Các bên có quyền thỏa thuận sửa đổi hợp đồng theo nguyện vọng của bản thân;
– Hợp đồng có thể được sửa đổi căn cứ theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Hợp đồng sửa đổi cần phải tuân thủ theo hình thức của hợp đồng đã được ký kết ban đầu.
Theo đó có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên thì sửa đổi, bổ sung hợp đồng là sự thoả thuận của các bên về việc thay đổi một hoặc một số điều khoản, một số nội dung bắt buộc trong hợp đồng đã có hiệu lực. Sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng bảo hiểm có một số đặc điểm sau:
– Sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận của bên khách hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc bổ sung nội dung trong hợp đồng bảo hiểm khi hợp đồng đã có hiệu lực;
– Việc bổ sung hợp đồng chỉ được tiến hành khi hợp đồng đã có hiệu lực trên thực tế. Bởi vì nếu hợp đồng chưa có hiệu lực thì sẽ không được coi là sửa đổi, bổ sung hợp đồng mà đó chỉ là quá trình các bên đang thay thế nội dung đã thỏa thuận trong quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm trước đó;
– Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm chỉ làm thay đổi một hoặc một số điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực. Nếu việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo hiểm làm thay đổi toàn bộ các điều khoản trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm đó thì chính là sự thay thế hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực bằng một bản hợp đồng mới chứ không gọi là sửa đổi, bổ sung hợp đồng;
– Khi hợp đồng bảo hiểm đã được sửa đổi, bổ sung thì phần sửa đổi, bổ sung sẽ không còn giá trị, phần thay thế sẽ có giá trị kể từ thời điểm việc sửa đổi có giá trị pháp lý.
Như vậy có thể nói, khi một bên có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung trong hợp đồng bảo hiểm thì cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho bên còn lại ít nhất trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc về vấn đề nội dung cần sửa đổi, bổ sung đó. Sau khi thực hiện thủ tục thông báo thì hai bên sẽ tiến hành hoạt động thỏa thuận, có thể kể đến một số trường hợp như sau:
– Trường hợp 01: Hai bên thỏa thuận được thì việc bổ sung nội dung trong hợp đồng bảo hiểm sẽ được tiến hành bằng việc ký kết
– Trường hợp 02: Hai bên không thỏa thuận được về việc bổ sung nội dung trong hợp đồng bảo hiểm thì sẽ tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã giao kết trước đó.
2. Các điều khoản bắt buộc có trong hợp đồng bảo hiểm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 có quy định về những nội dung trong hợp đồng bảo hiểm. Theo đó, hợp đồng bảo hiểm phải bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
– Bên mua bảo hiểm, người được mua bảo hiểm, người thụ hưởng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đặt trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, giá trị của tài sản được bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Phạm vi và quyền lợi bảo hiểm, quy định và quy tắc bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, các điều khoản liên quan đến hoạt động chi trả bảo hiểm;
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm;
– Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, thời hạn thực hiện thủ tục bảo hiểm, mức bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
– Phương thức bồi thường, phương thức trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Phương thức giải quyết tranh chấp và cam kết của các bên.
Ngoài những nội dung trên, quá trình giao kết hợp đồng bảo hiểm các bên hoàn toàn có thể kèm theo các nội dung khác do các bên thoả thuận.
3. Kinh nghiệm sửa đổi, bổ sung nội dung bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm đã kí:
Để có thể hạn chế tối đa tranh chấp xảy ra, quá trình bổ sung nội dung trong hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết trước đó cần phải lưu ý một số vấn đề nhất định. Các bên cần phải ngồi lại để thỏa thuận thương lượng với nhau về vấn đề bổ sung nội dung bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với ý chí, nguyện vọng của các bên. Mọi hành vi ép buộc, lừa dối trong quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số kinh nghiệm trong quá trình bổ sung nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:
– Cần phải đảm bảo quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung trong hợp đồng bảo hiểm tất cả các bên đều biết. Rất nhiều trường hợp khi hợp đồng xảy ra tranh chấp, các bên khách hàng và đối tác cho rằng họ không biết về vấn đề sửa đổi, bổ sung hợp đồng cho nên họ không có trách nhiệm và không có nghĩa vụ phải thực hiện trên thực tế. Để có thể giải quyết vướng mắc này thì cần phải biết giá trị của thỏa thuận sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng, đại diện có thẩm quyền của các bên cần phải ký kết theo đúng quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào việc công ty chủ quản có nắm bắt được nội dung sửa đổi, bổ sung trong hợp đồng đó hay không. Khi hợp đồng đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định của pháp luật thì các bên cần phải có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện, không được xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bên còn lại;
– Hợp đồng có thể được tự do sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho cùng một nội dung. Pháp luật hiện nay không giới hạn số lần sửa đổi, bổ sung nội dung trong hợp đồng. Quá trình sửa đổi, bổ sung nội dung cần phải được dựa trên sự tự thỏa thuận, tự nguyện, đây được xem là quyền của các bên và không vi phạm điều cấm của pháp luật;
– Hợp đồng sau khi đã sửa đổi, bổ sung thì nội dung sửa đổi đó sẽ được coi là nội dung cần phải thực hiện trên thực tế mà các bên cần phải tuân thủ. Do đó khi muốn thay đổi, hủy bỏ nội dung này thì các bên cần phải tuân thủ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, không được đơn phương vi phạm nghĩa vụ để tránh những rủi ro không đáng có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.