Giao dịch tặng cho đất đai giữa bố mẹ và con là một trong những giao dịch phổ biến nhất trong đời sống xã hội, hạn mức được tặng cho cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy bố mẹ sẽ được tặng cho con tối đa bao nhiêu mét vuông đất?
Mục lục bài viết
1. Bố mẹ được tặng cho con tối đa bao nhiêu mét vuông đất?
Giao dịch tặng cho đất giữa bố mẹ và con diễn tả vô cùng phổ biến trong đời sống xã hội. Nhiều người hiện nay trong quá trình tặng cho đất con cái, họ đặt ra câu hỏi: Bố mẹ sẽ được quyền tặng cho con tối đa bao nhiêu mét vuông đất? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về đất đai. Theo quy định của
Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất chính là số diện tích cao nhất mà mỗi cá nhân được công nhận là đất thổ cư nhằm đảm bảo nguyên tắc công bằng về nơi ở của người dân. Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định cụ thể, hạn mức này được quy định dựa trên tình hình của địa phương và quy định của
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại Điều 130 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về hạn mức chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân. Cụ thể như sau:
– Hạn mức chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình và cá nhân theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không được vượt quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hộ gia đình và cá nhân đối với từng loại đất quy định cụ thể tại Điều 129 của Luật đất đai năm 2013;
– Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các chủ thể là hộ gia đình và cá nhân trong xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, và phù hợp với từng điều kiện trong mọi thời kỳ khác nhau.
Biết cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của
– Đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là không quá 30 ha cho mỗi loại đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm tại các khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long, không vượt quá 20 ha theo quy định của pháp luật dành cho mỗi loại đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại;
– Đối với loại đất trồng cây lâu năm, theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không vượt quá 100 ha đối với các xã phường và thị trấn ở khu vực đồng bằng, đồng thời sẽ không vượt quá 300 ha đối với các loại đất nằm tại khu vực xã phường, thị trấn ở miền trung du hoặc miền núi;
– Đối với các loại đất được xác định là đất dừng sản xuất, rừng trồng thì theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ không vượt quá 150 héc ta đối với các loại đất tại khu vực x/phường/thị trấn ở đồng bằng, đồng thời sẽ không quá 300 ha đối với các loại đất tại các khu vực xã phường và thị trấn ở khu vực trung du và miền núi;
– Trong trường hợp các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân theo quy định của pháp luật thực hiện thủ tục nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, phần diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức của mỗi loại đất sẽ được áp dụng bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất;
– Trong trường hợp các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân thực hiện thủ tục nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trong đó bao gồm nhiều loại đất khác nhau, thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình và cá nhân đó sẽ được xác định theo từng loại đất nhất định theo như phân tích nêu trên;
– Đối với các hộ gia đình và cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức nhận chuyển quyền theo phân tích nêu trên, mà vẫn thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2007 thì theo quy định của pháp luật, phần diện tích đất vượt quá hạn mức sẽ được tiếp tục sử dụng giống như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền;
– Đối với các hộ gia đình và cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức nhận chuyển quyền theo phân tích nêu trên, tuy nhiên đã thực hiện thủ tục đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2007 đến trước ngày 1 tháng 7 năm 2014, tức là ngày mà Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực, thì hộ gia đình và cá nhân sẽ tiếp tục được sử dụng đất, và chỉ phải thực hiện thủ tục chuyển sang thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phần diện tích vượt quá hạn mức nhận chuyển quyền.
Như vậy có thể nói, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về số mét vuông tối đa mà bố mẹ được tặng cho con. Tùy vào từng loại đất khác nhau, quá trình bố mẹ tặng cho đất cho con sẽ cần phải lưu ý các quy định về hạn mức công nhận quyền sử dụng đất để có thể được công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Bố mẹ tặng cho đất cho con cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Bố mẹ tặng cho đất cho con thì cần phải đáp ứng được các điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Luật đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:
– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
– Đất tặng cho không có tranh chấp và được sử dụng ổn định lâu dài;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo cho quá trình thi hành án;
– Vẫn còn đang trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện theo như phân tích nêu trên, người sử dụng đất khi thực hiện hoạt động tặng cho quyền sử dụng đất còn cần phải đáp ứng đủ điều kiện căn cứ theo quy định tại Điều 190, Điều 191, Điều 192, Điều 193 và Điều 194 của Luật đất đai năm 2013.
3. Bố mẹ tặng cho đất cho con có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về thủ tục đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, đăng ký biến động sẽ được thực hiện đối với những trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã thực hiện thủ tục đăng ký sau đó có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện hoạt động chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, chủ sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện hoạt động thể chất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện hoạt động đổi tên;
– Có sự thay đổi về hình dạng và kích thước, diện tích và địa chỉ, số hiệu của thửa đất;
– Có sự thay đổi về tài sản gắn liền với đất khác với nội dung đã được đăng ký ban đầu;
– Chuyển mục đích sử dụng đất;
– Có sự thay đổi về thời hạn sử dụng đất …
Như vậy có thể nói, khi bố mẹ tặng cho con đất đai, tức là khi tặng cho quyền sử dụng đất thì cần thiết phải thực hiện hoạt động đăng ký biến động đất đai theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
–
–