Bố để thừa kế cho con riêng con đẻ có quyền yêu cầu phân chia không? Phân chia di sản thừa kế.
Bố để thừa kế cho con riêng con đẻ có quyền yêu cầu phân chia không? Phân chia di sản thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
chào luật sự, tôi xin hỏi về tình huống này. Bố tôi và em trai tôi bị tai nạn giao thông, bố tôi chết tại chỗ, còn e tôi sau khi đi cấp cứu thì được bác sĩ chuẩn đoán là thương thật mất hoàn toàn khả năng lao động. Bố tôi lúc chết có để lại di chúc cho toàn bộ di sản cho đứa con trai riêng của bố. Tôi xin hỏi khi chia thừa kế. Em trai tôi có là đối tượng thuộc điều 644 Bộ luật dân sư 2015 không??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 về quyền của người lập di chúc:
"Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản."
Có thể thấy người lập di chúc có đầy đủ và hoàn toàn có quyền định đoạt phần tài sản của mình, pháp luật tôn trọng ý chí của người lập di chúc, nhưng xét thấy, việc hoàn toàn tôn trọng và chia di sản theo di chúc sẽ có những trường hợp không bảo vệ được những nhân thân của người lập di chúc nên pháp luật đã quy định có một số trường hợp mà người thừa kế vẫn có thể được hưởng di sản dù di chúc không đề cập tới họ. Căn cứ quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015:
"1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Do không rõ người con đã thành niên hay chưa, nếu chưa thành niên thì vẫn thuộc đối tượng hưởng, nếu đã thành niên mà được xác định là mất khả năng lao động thì vẫn được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.