Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp do chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thực hiện.
Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp do chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thực hiện nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu xảy ra hoặc xử lý khi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã xảy ra. Cơ sở của việc quy định biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật vì quyền sở hữu trí tuệ là một trong các quyền dân sự quy định trong “Bộ luật dân sự 2015”.
Các biện pháp tự bảo vệ được quy định tại khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và gồm các biện pháp sau:
+) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 21 Nghị định105/2006/NĐ-CP thì biện pháp công nghệ ở đây gồm:
a) Đưa các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu, phạm vi, thời hạn bảo hộ và các thông tin khác về quyền sở hữu trí tuệ lên sản phẩm, phương tiện dịch vụ, bản gốc và bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát
b) Sử dụng phương tiện hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ.
+) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu chấm dứt hành vi xâm phạm do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện bằng cách thông báo bằng văn bản cho người xâm phạm. Trong văn bản thông báo phải có các thông tin chỉ dẫn về căn cứ phát sinh, Văn bằng bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ và phải ấn định một thời hạn hợp lý để người xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm.
+) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu thông qua việc nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đơn yêu cầu kèm theo tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là hợp pháp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+) Khởi kiện ra
So với các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu khác (biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ), biện pháp tự bảo vệ có ưu điểm là mang tính kịp thời, tạo khả năng ngăn chặn hành vi xâm phạm ngay từ đầu. Ngay khi phát hiện ra có hành vi xâm phạm hoặc khả năng xâm phạm, chủ thể có thể áp dụng ngay lập tức mà không cần chờ bất kỳ một thủ tục nào. Bên cạnh đó, khi thực hiện biện pháp tự bảo vệ, các thông tin liên quan đến hành vi xâm phạm không bị công khai nhiều ra bên ngoài, không làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của bên xâm phạm và bên bị xâm phạm.
Ngoài ra, biện pháp tự bảo vệ là biện pháp có tính kinh tế cao nhất do tiết kiệm được thời gian, chi phí tốn kém cho việc giải quyết tranh chấp. Trong khi việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp khởi kiện không chỉ tốn kém về thời gian cho việc giải quyết theo trình tự tố tụng mà còn tốn kém chi phí cho việc tham gia tố tụng, chi phí giám định.Tuy nhiên, vì biện pháp tự bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện nên tính cưỡng chế không cao, kết quả phụ thuộc nhiều vào bên có hành vi xâm phạm.