Tính chất của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự? Ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự. Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã luôn được các nhà lập pháp quan tâm và ghi nhận trong các văn bản pháp luật tổ tụng dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các văn bản pháp luật trước đây, chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được quy định khá chi tiết, cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam năm 2015.
Các quy định này tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể bị xâm hại khi tham gia vào các quan hệ dân sự, hôn nhân gia dinh, kinh doanh, thương mại và lao động. Bài viết dưới đây sẽ đi vào tìm hiểu về những quy định pháp lý liên quan đến loại biện pháp này.
*Căn cứ pháp lý
–
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
Khái niệm biện pháp khẩn cấp tạm thời tuy chưa được quy định trong luật tuy nhiên trong các giáo trình tại các trường Đại học Luật đã ghi nhận và giải thích khái niệm này như sau:
Khái niệm về biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được đề cập trong các giáo trình về tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà Nội qua các thời kỳ và Giáo trình Luật Tố tụng dân sự của Học Viện tư pháp. Theo Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam – Trường Đại học pháp lý Hà Nội 1991 “Những biện pháp khẩn cấp tạm thời là những biện pháp được thi hành theo quyết định của tòa trước khi vụ án dân sự được giải quyết để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng”.
Như vậy, khái niệm này đã chỉ ra được mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc để bảo vệ bằng chứng và việc yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được thực hiện trước khi vụ án dân sự được giải quyết.
Giáo trình luật Tố tụng Dân sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội năm 1998, đã cụ thể hơn về thời điểm
Sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự ra đời, trên cơ sở các quy định của Bộ luật này các nhà nghiên cứu đã đưa ra một khái niệm mới về biện pháp khẩn cấp tạm thời cho phù hợp hơn với thực tiễn. Theo đó, “Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm việc thi hành án”. Khái niệm về biện pháp này đã được tu chỉnh cho phù hợp hơn trên cơ sở thay đổi vị trí của các thuật ngữ và bổ sung thêm mục đích của việc áp dụng.
Theo đó, “Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tình trạng tài sản tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án” . Có thể coi đây là một khái niệm khá đầy đủ, hợp lý và phù hợp hơn với thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khái niệm này đã chỉ rõ biện pháp khẩn cấp tạm thời không chi được áp dụng trong các vụ án dân sự mà còn được áp dụng trong cả các việc dân sự và đương sự có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp này trong suốt quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Có thể thấy rằng, các khái niệm trên đã để cập đến những đặc điểm cơ bản của biện pháp khẩn cấp tạm thời, cũng như mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, xét về lý luận và thực tiễn để bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong một số trường hợp biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được Tòa án áp dụng trước khi thụ lý vụ việc dân sự hoặc được áp dụng một cách độc lập với vụ việc dân sự tại Tòa án. Chẳng hạn, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp khẩn cấp hoặc trong quá trình Trọng tài thương mại giải quyết các tranh chấp thương mại.
Từ các phân tích trên, kế thừa công trình nghiên cứu của những người đi trước, tác giả mạnh dạn đưa ra khái niệm mới về biện pháp khẩn cấp tạm thời với điểm nhấn về thời điểm áp dụng và tính độc lập tương đối của biện pháp này với vụ án như sau: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp do Tòa án quyết định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc được áp dụng độc lập với vụ việc đó nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tinh trạng tài sản, bảo vệ chứng cứ hoặc bảo đảm cho việc thi hành án dân sự.
2. Tính chất của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự:
Xét về tính chất, biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp có đồng thời hai tính chất là tính khẩn cấp và tính tạm thời:
Tinh khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời xuất phát từ chính mục đích của việc áp dụng các biện pháp cần thiết. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của đương sự hoặc bảo vệ bằng chứng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử và thi hành án sau này. Vi thế, trong trường hợp khẩn cấp nếu Tòa án không áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết có thể dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng không thể là khắc phục được đổi với một bên đương sự hoặc gây trở ngại cho việc giải quyết chính xác vụ việc và cho quá trình thi hành án. Tình thế khẩn cấp được thiết lập khi quyền lợi của một bên đương sự đang bị đe dọa, đang trong tình thế cấp bách hoặc khi chứng cứ đang có nguy cơ bị tiêu hủy, tài sản tranh chấp có nguy cơ bị tẩu tán.
Tình thế khẩn cấp này đòi hỏi các biện pháp cần thiết phải được áp dụng ngay trong một thời hạn hợp lý để có thể giải quyết nhanh chóng, kịp thời yêu cầu của đương sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tòa án phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khân cấp tạm thời trong một thời gian ngắn, đồng thời quyết định cũng phải được thi hành ngay nếu không sẽ không con ý nghĩa trên thực tế nữa. Ví dụ: Nếu bị đơn có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đang tranh chấp thì theo yêu cầu của nguyên đơn, Tòa án phải ra ngay quyết định áp dụng biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp để tránh việc tẩu tán, hủy hoại tài sản đó và quyết định này phải được thi hành ngay. Sự chậm trễ trong việc ra quyết định kê biên có thể dẫn tới việc tẩu tán, hủy hoại tài sản gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn.
Như vậy, tính khẩn cấp trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết đòi hỏi Tòa án phải quyết định một cách rất nhanh chóng về việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự có yêu cầu. Tuy nhiên, việc quyết định một cách quá vội vàng các biện pháp khẩn cấp cũng có nguy cơ gây thiệt hại cho quyền lợi hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp này và những người có quyền lợi liên quan đến biện pháp được áp dụng. Do đó, khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đòi hỏi Tòa án phải rất thận trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, các nhà làm luật cũng phải thiết lập những cơ chế cần thiết để bảo đảm quyền lợi của những người liên quan tới biện pháp được áp dụng như: buộc người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp thực hiện biện pháp bảo đảm trách nhiệm bồi thường khi việc áp dụng biện pháp khẩn cấp không đúng gây thiệt hại cho người khác; quyền khiếu nại, kiến nghị về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tinh chất tạm thời là tính chất thứ hai của biện pháp khẩn cấp tạm thời và là tính chất cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, đảm bảo biện pháp được áp dụng là đúng đắn, cần thiết và đúng pháp luật. Tính chất này thế hiện ở chỗ quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải là quyết định về việc giải quyết nội dung vụ việc dân sự mà nó chi là một quyết định về tố tụng nhằm tạm thời giải quyết những vấn đề này sinh trước khi Tòa án có quyết định chính thức và cuối cùng về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ việc dân sự đó. Biện pháp khẩn cấp tạm thời thực ra chi là một giải pháp tình thế, nó không tồn tại vĩnh viễn mà chi có thể tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định và có thể bị thay đổi, hủy bỏ theo ý chí của người yêu cầu hoặc của Tòa án giải quyết vụ việc. Nếu lý do của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn nữa như điều kiện, hoàn cảnh của đương sự thay đổi, các hành vi xâm phạm, hủy hoại tài sản đã chấm dứt, một bên đã thực hiện nghĩa vụ của mình thì theo yêu cầu của đương sự Tòa án phải quyết định thay đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng.
Như vậy, hai tính chất của biện pháp khẩn cấp tạm thời có mối liên quan mật thiết với nhau. Tính khẩn cấp đòi hỏi Tòa án phải nhanh chóng quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ kịp thời quyền lợi của đương sự có yêu cầu. Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề là nguy cơ gây thiệt hại tới quyền lợi của người bị áp dụng. Trong những trường hợp này tính chất tạm thời đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể phát sinh. Việc thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ đảm bảo tính chính xác và hợp lý của biện pháp được áp dụng, bảo vệ được lợi ích hợp pháp của những người liên quan tới biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng.
3. Ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự:
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án quyết định áp dụng nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, để bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản hoặc để bảo vệ việc thi hành Lan. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tuy chưa phải là quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ việc dân sự nhưng vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Qua việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời những khó khăn trước mắt của đương sự được giải quyết, kịp thời khắc phục được những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra, ngăn chặn được những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc dân sự. Mặt khác, nó còn có tác dụng kịp thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản và đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Thực tế thấy rằng, khi quyền và lợi ích của một chủ thể bị xâm phạm thì về phương diện tâm lý bao giờ họ cũng muốn tìm kiếm giải pháp ngăn chặn ngay sự xâm hại đó, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra đối với mình. Trong điều kiện như vậy, nếu pháp luật không có những quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đương sự có thể tự mình hành xử, tùy tiện áp dụng các biện pháp trái pháp luật nhằm đạt được mục đích của mình, dẫn đến những tác động tiêu cực đối với trật tự an toàn xã hội nói chung.
Các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là công cụ pháp lý quan trọng để các đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách hợp pháp. Như vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trinh giải quyết vụ việc dân sự không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa xã sâu sắc.