Cung cấp mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực thẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ Khoản 5 Điều 68 Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010. Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 48/2015/TT-BYT quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Thông tư này quy định trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm; nội dung, hình thức kiểm tra; trình tự kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Bài viết dưới đây, đội ngũ các luật sư, luật gia, chuyên gia, chuyên viên pháp lý của công ty Luật Dương Gia xin giới thiệu mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong trường hợp nào.
Mục lục bài viết
- 1 1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra
- 2 2. Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm
- 3 3. Kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong trường hợp nào?
- 4 4. Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm, trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm và đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm quyết định thành lập.
Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
– Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
– Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
– Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có các quyền sau đây trong kiểm tra an toàn thực phẩm: Quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện công tác kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất; Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm an toàn thực phẩm; Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm theo quy định tại các điều 30, 36 và 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm có nhiệm vụ sau đây: Xây dựng kế hoạch kiểm tra hằng năm trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu; xác nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu; Ra quyết định xử lý chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của đoàn kiểm tra về việc tạm đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, niêm phong thực phẩm, tạm dừng việc quảng cáo đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.
Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quyết định thành lập trên cơ sở chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra đột xuất.
Trong quá trình kiểm tra an toàn thực phẩm, đoàn kiểm tra có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm xuất trình các tài liệu liên quan và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 30 và Điều 40 của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; cung cấp bản sao các tài liệu quy định tại khoản này khi cần thiết; Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết; Niêm phong thực phẩm, tạm dừng bán thực phẩm không phù hợp, tạm dừng quảng cáo thực phẩm có nội dung không phù hợp trong quá trình kiểm tra trên thị trường và phải báo cáo cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trong thời hạn không quá 24 giờ, kể từ khi niêm phong thực phẩm, tạm dừng bán thực phẩm không phù hợp, tạm dừng quảng cáo;
Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện tương ứng có biện pháp khắc phục, sửa chữa; Kiến nghị cơ quan quản lý an toàn thực phẩm xử lý theo thẩm quyền quy định tại Điều 69 của Luật này; Bảo đảm nguyên tắc kiểm tra quy định tại khoản 4 Điều 68 của Luật này khi tiến hành kiểm tra; Báo cáo chính xác và kịp thời kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm.
2. Nội dung kiểm tra an toàn thực phẩm
Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
– Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
– Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
– Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
– Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
– Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
– Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
– Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
– Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
– Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
– Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
3. Kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong trường hợp nào?
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
– Khi có dấu hiệu vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố về an toàn thực phẩm; các đợt kiểm tra cao điểm và yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của cơ quan cấp trên;
– Khi có cảnh báo của tổ chức trong nước, nước ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến an toàn thực phẩm;
– Theo phản ảnh của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến an toàn thực phẩm.
Cơ quan kiểm tra không phải
4. Mẫu biên bản kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
BIÊN BẢN
KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
(Kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /BB-….. | …….., ngày …. tháng …. năm ….. |
BIÊN BẢN
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Thực hiện Quyết định số /QĐ-…. ngày …. tháng … năm …. của …. về việc kiểm tra an toàn thực phẩm ………. hôm nay vào hồi….. giờ…. ngày …. tháng …. năm ….. Đoàn kiểm tra theo Quyết định số…….của …… tiến hành kiểm tra tại Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ……
Địa chỉ: ………………
ĐT: ……… Fax: ……………
I. Thành phần tham gia buổi làm việc
1. Đoàn kiểm tra:
(1). …………………………. chức vụ: Trưởng đoàn
(2). …………………………. Thành viên
(3). ………………………….
2. Đại diện cơ sở được kiểm tra:
(1). …………………………. chức vụ:
(2). ………………………….
3. Với sự tham gia của (nếu có):
(1). …………………………. chức vụ:
(2). ………………………….
II. Nội dung và kết quả kiểm tra
1. Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở:
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: …………
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số: ……………
– Số người lao động: ………….. Trong đó: Trực tiếp: ……………… Gián tiếp: …………
– Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: ………
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm: ………
– Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP và tương đương ………. (nếu có).
2. Công bố sản phẩm:
– Tổng số sản phẩm cơ sở đang sản xuất, kinh doanh: ………………
– Số sản phẩm có hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/công bố hợp quy còn hiệu lực: …
– Số sản phẩm có hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/công bố hợp quy hết hiệu lực: …
– Số sản phẩm không có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm/giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy: …
– Các nội dung khác: ……
>>> Luật sư