Biên bản họp giao ban ban giám hiệu là gì? Biên bản họp giao ban ban giám hiệu dùng để làm gì? Mẫu biên bản họp giao ban ban giám hiệu 2021? Hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất mẫu biên bản họp giao ban ban giám hiệu? Các quy định về hoạt động của ban giám hiệu?
Quá trình hoạt động của các cơ sở giáo dục đào tạo tiêu học, trung học cơ sở, phổ thông đều nâng cao vai trò lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường, mỗi cá nhân trong ban giám hiệu là những người có năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, là những người góp phần trong sự phát triển của nhà trường. Vì khối lượng công việc nhiều, nên giữa các cá nhân trong ban giám hiệu thường chia sẻ khối lượng công việc cùng nhau và thường tiến hành bàn giao công việc theo một định kỳ. Khi tiến hành bàn giao, thư ký phải lập biên bản ghi nhận sự việc từ đó làm căn cứ để phát sinh công việc của các cá nhân. Dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp mẫu biên bản và hướng dẫn chi tiết nhất mẫu biên bản họp giao ban ban giám hiệu.
1. Biên bản họp giao ban ban giám hiệu là gì?
Họp giao ban là hoạt động diễn ra trong hầu hết các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức với nội dung chính là việc đánh giá các những công việc đã triển khai (ngày trước, tuần trước, tháng trước); nêu ra kế hoạch triển khai trong thời gian tới, bày tỏ khó khăn, vướng mắc và đề xuất ý kiến khắc phục trong thời gian tới.
Họp giao ban thường được tổ chức định kỳ (tuần, tháng) hoặc đột xuất, tùy thuộc vào tình chất công việc, cơ cấu nguồn nhân lực.
Từ khái niệm họp giao ban, có thể hiểu biên bản họp giao ban ban giám hiệu là văn bản do cá nhân (thư ký) lập nhằm ghi nhận sự kiện họp giao ban với nội dung cơ bản là đánh giá công việc đã hoàn thành, triển khai công việc trong thời gian tới và phân công công việc cho các cá nhân trong ban giám hiệu trong thời gian tới.
2. Biên bản họp giao ban ban giám hiệu dùng để làm gì?
Biên bản họp giao ban ban giám hiệu dùng để ghi chép lại tiến trình cuộc họp giao ban, ghi nhận các thông tin liên quan đến công việc của ban giám hiệu, là cơ sở để chứng minh tính thực tế của sự kiện, là căn cứ phát sinh nghĩa vụ trong công việc của các cá nhân thuộc ban giám hiệu, xác định trách nhiệm khi xảy ra sai sót.
3. Mẫu biên bản họp giao ban ban giám hiệu?
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tuần……tháng…. năm 20…
BIÊN BẢN HỌP GIAO BAN BAN GIÁM HIỆU
Chủ tọa:………
Thành phần:……………
Thời gian:……………
Nội dung:……
I. ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
………
II. CÔNG VIỆC CHƯA HOÀN THÀNH:
……………
III. CÔNG VIỆC TUẦN TỚI:
( Từ ngày…..tháng…..đến ngày…..tháng…..năm 20…..
Thứ | Hiệu trưởng | Hiệu phó 1 | Hiệu phó 2 | Lưu ý |
2 | ||||
3 | ||||
4 | ||||
5 | ||||
6 | ||||
7 | ||||
CN |
Hiệu trưởng ký
Hiệu phó 1
Hiệu phó 2
4. Hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất mẫu biên bản họp giao ban ban giám hiệu?
Giống như các biên bản cuộc họp khác, biên bản gọp giao ban ban giám hiệu chỉ cần ghi theo tiến trình cuộc họp, những sự kiện, nội dung đã xảy ra. Nhìn chung, họp giao ban là cuộc họp khá nhanh, đơn giản trong nội dụng, người lập biên bản ghi đầy đủ người tham gia, chủ tọa, nội dung cuộc họp là gì; đánh giá công việc đã làm; công việc chưa hoàn thành và triển khai công việc cho tuần tới. Cuối biên bản, ban giám hiệu, thư ký ký và ghi rõ họ tên.
5. Các quy định về hoạt động của ban giám hiệu?
Ban giám hiệu tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông bao gồm hiệu trưởng và các phó hiệu trường. Hiệu trưởng là 1 người, số lượng phó hiệu trưởng là 2 hoặc 3 người tùy thuộc vào quy mô trường. Theo Điều 11, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp, quy định về hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chỉ rõ:
Hiệu trưởng
– Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
– Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường trung học đối với trường trung học công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường trung học đối với trường trung học tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này và theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
* Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
– Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định tại Điều 9 Điều lệ này; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 10 Điều lệ này;
– Tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
– Thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ này. Trường hợp hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường. Trong thời gian chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành và Điều lệ này;
– Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
– Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký
– Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và
– Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
– Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
– Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Phó hiệu trưởng
– Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
– Người được bổ nhiệm hoặc công nhận làm phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều này và theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
* Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng
– Điều hành công việc được hiệu trưởng phân công phụ trách hoặc ủy quyền;
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với phó hiệu trưởng;
– Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
– Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó.
– Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học phải đạt tiêu chuẩn quy định tại chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học theo quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
– Quy trình bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Người có thẩm quyền bổ nhiệm thì có quyền bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường trung học.
Có thể thấy rằng, việc pháp luật trao quyền, nhiệm vụ và quy định cụ thể về tiêu chuẩn đối với các thành viên ban giám hiệu là cơ sở pháp lý quan trọng để lựa chọn nên những người có đủ năng lực, trách nhiệm, chuyên môn đảm đương cho vị trí đứng đầu của một cơ sở giáo dục trung học.